Cảm giác "kiến bò" ở bàn chân là dấu hiểu của bệnh gì?
Những loại thực phẩm phổ biến nhưng có thể âm thầm gây hại cho sức khỏe / Ăn măng cụt xong đừng vứt vỏ, giữ lại sẽ có nhiều lợi ích nhất là với sức khỏe
Hầu như ai trong chúng ta cũng từng trải qua cảm giác kiến bò ở tay, chân sau một đêm ngủ sai tư thế hoặc vắt chân chéo quá lâu. Nếu thỉnh thoảng hiện tượng này mới xuất hiện, bạn không cần lo lắng. Tuy nhiên, khi nó lặp đi lặp lại, cơ thể bạn đang gặp vấn đề nào đó.
Cảm giác kiến bò ở tay, chân có thể xuất phát từ tình trạng thiếu vitamin hoặc các bệnh như hẹp cột sống, đa xơ cứng.
Tiểu đường
Đường huyết trong máu cao là chất độc đối với hệ thần kinh, bệnh tiểu đường là nguyên nhân khiến bàn chân có cảm giác kiến bò. Khi mắc bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu tăng cao, dây thần kinh bị tổn thương dẫn đến hiện tượng này.
Nếu bạn thường xuyên cảm thấy kháthoặcđói, giảm cân nhiều hoặc trong gia đình có người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 hãy đi khám sàng lọc tiểu đường. Bạn cần thay đổi lối sống và uống thuốc để kiểm soát lượng đường trong máu nhằm làm giảm các triệu chứng bệnh tật và ngăn ngừa dây thần kinh bị tổn thương hơn nữa.
Cảm giác kiến bò có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
Dây thần kinh cổ hoặc lưng bị chèn
Nếu bạn bịđau và ngứa ran như kiến bò từ cổ đến cánh tay hoặc từ lưng xuống chân, có thể là dây thần kinh của bạn bị chèn ép do bị chấn thương, ngồi sai tư thế, mang thai,viêm khớphoặc căng thẳng do thực hiện các động tác lặp đi lặp lại tại nơi làm việc hoặc phòng tập thể dục.Vì vậy, bạn cần nghỉ ngơi và thực hiện vật lý trị liệu sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng này.Nhưng nếu đau nhiều cần đi khám bác sĩ để phát hiện vấn đề bất thường.
Thiếu vitamin
Thiếu vitamin E, B1, B6, B12 hoặc niacin có thể gây cảm giác kiến bò ở bàn tay hoặc bàn chân. Các vitamin này rất quan trọng cho chức năng thần kinh.
Thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến bệnh lý thần kinh ngoại biên. Các dấu hiệu đi kèm bao gồm mệt mỏi, ù lì, thiếu máu. Để cải thiện, bạn chỉ cần tiêm hoặc uống B12. Tuy nhiên hãy đi xét nghiệm máu trước để được chẩn đoán chính xác.
Ngoài ra, thừaquá nhiềuvitamin B6 cũng có thể khiến bàn chân có cảm giác như kiến bò. Vì vậy, bạn nên đi khám bác sĩ trước khibổ sung chất gì vào chế độ ăn uống.
Mang thai
Mang thai thường gây ra cảm giác kiến bò ở bàn chân.
Cảm giác kiến bò ở bàn chân hay gặp ở các bà bầu. Khi em bé trong bụng bạn lớn lên, áp lực từ tử cung có thể nén các dây thần kinh ở chân và tạo cảm giác khó chịu ở ngón chân kèm hiện tượng tê hay kiến bò.
Mặc dù khó chịu, nhưng nhữngtriệu chứng này rất bình thường và sẽ biến mất sau khi bạn sinh con. Uống đủ nước, thay đổi tư thế và kê cao chân khi nghỉ ngơi có thể giúp giảm cảm giác này. Tuy nhiên, nếu bạn thấy bàn chân bị tê hoặc kiến bò lâu, có dấu hiệu nặng hơn hoặc kèm theo đau hoặc sưng thì nên đi khám bác sĩ.
Suy giáp
Tuyến giáp kém hoạt động khiến bạn bị tê ran tay chân, mệt mỏi, nhạy cảm với cái lạnh, tăng cân bất thường, khô da và rụng tóc. Suy giáp được chẩn đoán sớm qua xét nghiệm máu. Trong trường hợp mắc bệnh, bạn cần dùng hormone tuyến giáp tổng hợp.
Uống nhiều rượu có thể làm tổn thương mô thần kinh.
Đa xơ cứng
Đa xơ cứng có thể là thủ phạm gây ra cảm giác kiến bò nếu bạn cũng bị yếu ớt, thao tác chậm, cùng các vấn đề kiểm soát đại, tiểu tiện. Bạn cần đi chụp MRI để xác nhận. Trong trường hợp mắc bệnh, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc nhằm giảm triệu chứng và làm chậm quá trình tiến triển đa xơ cứng.
Rượu
Rượu là một chất độc và có thể làm tổn thương mô thần kinh. Uống quá nhiều rượu có thể dẫn đến một loại bệnh lý thần kinh ngoại biên được gọi là bệnh lý thần kinh do rượu. Bệnh có thể gây đau và cảm giác kiến bò ở các chi, bàn tay và bàn chân, những triệu chứng này xảy ra do các dây thần kinh ngoại biên bị hư hại do rượu.
Theo một nghiên cứu, từ 25 đến 66% những người bị xếp loại là nghiện rượu lâu dài bị bệnh lý thần kinh do rượu. Phương pháp điều trị tập trung vào việc cai nghiện rượu.
Một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ tạo cảm giác kiến bò ở bàn tay hoặc bàn chân.
Chất độc
Nuốt phải chất độc hoặc chất độc hấp thụ qua da có thể là nguyên nhân gây cảm giác kiến bò ở bàn chân.
Các chất độc này có thể bao gồm : asen, thallium, thủy ngân, chất chống đông. Điều trị ngộ độc cần được tiến hành khẩn trương và sẽ phụ thuộc vào chất gây độc.
Thuốc
Một số thuốc điều trị các bệnh như ung thư, HIV, động kinh, tim mạch, cao huyết áp thường có tác dụng phụ gây cảm giác kiến bò ở bàn tay hoặc bàn chân.
Lão hóa cột sống thường xảy ra ở những người từ 50 tuổi trở lên.
Lão hóa cột sống
Thông thường, hẹp ống cột sống hoặc thu hẹp khoảng cách giữa cột sống sẽ gây áp lực lên dây thần kinh, gây cảm giác kiến bò trong chân. Từ 50 tuổi trở lên, cột sống sẽ dần lão hóa. Nếu tình trạng cảm giác kiến bò ở chân tồi tệ hơn, bạn nên đi gặp bác sĩ.
Bị rối loạn tự miễn dịch
Cácbệnh nhưlupus,hội chứng Sjogren, hội chứng Guillain-Barré,viêm khớp dạng thấpcó thể khiến bàn chân có cảm giác như kiến bò. Hệ miễn dịch hoạt động quá mức sẽ chèn ép dây thân kinh, khiến bàn chân có cảm giác như kiến bò. Do đó, trong trường hợp này nên đi khám bác sĩ để được chữa trị.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
6 con giáp tỏa sáng năm 2025: Lộc lá đầy nhà, thành công rực rỡ