Cam sắp thu hoạch ở Nghệ An bị bệnh, rụng đầy gốc
Bật mí loại “cây trường thọ” mọc nhiều vô kể ở Việt Nam / Một số loại mặt nạ làm đẹp từ bột trà xanh và lưu ý khi sử dụng
Hàng nghìn hộ trồng cam tại tỉnh Nghệ An đang gặp khó khăn bởi tình trạng cam rụng hàng loạt gây thiệt hại về kinh tế. Đứng giữa vườn cam rộng 2 ha, anh Nguyễn Văn Lâm, xã Minh Hợp (huyện Quỳ Hợp), buồn chán khi hàng nghìn cây cam trĩu quả nhưng bị nhiễm bệnh và quả lần lượt rụng. Theo anh Lâm, tình trạng cam bị rụng xảy ra gần nửa tháng nay.
"Vườn cam 2 ha thì khoảng một nửa số gốc bị rụng, ước chừng hàng tấn quả bị hư hỏng, thiệt hại hàng chục triệu đồng. Chi phí cho vườn cam mỗi năm mất khoảng 200 triệu đồng gồm giống, phân bón, công chăm sóc... Coi như năm nay không có lợi nhuận", anh Lâm nói.
Cam rụng được người dân đào hố chôn lấp. Ảnh: Anh Thư. |
Không chỉ anh Lâm, hàng trăm hộ khác ở xã Minh Hợp cùng cảnh ngộ. Do cam rụng không thể sử dụng nên nông dân phải gom lại đổ xuống hố chôn lấp. Xã Minh Hợp có 1.700 ha với 200 hộ trồng cam song vụ này họ có nguy cơ trắng tay.
Toàn tỉnh Nghệ An có khoảng 5.000 ha cam, trong đó một nửa là cam ở độ tuổi thu hoạch, cho sản lượng khoảng 25.000 - 30.000 tấn nếu được mùa. Các giống cam trồng chủ yếu ở địa bàn gồm Xã Đoài; Vân Du; Sông Con. Năm nay có khoảng 600 - 700 ha cam gặp tình trạng rụng quả và số lượng quả bị rụng chưa thể thống kê chính xác.
Vườn cam tại huyện Quỳ Hợp bị nhiễm bệnh, khiến người trồng năm nay có nguy cơ thất thu. |
Chiều 21/10, ông Nguyễn Văn Lập, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nghệ An, cho biết tình trạng cam đổ bệnh rồi rụng quả từng xảy ra vài năm nay. Nguyên nhân chính là cây quá tuổi khai thác nhưng hộ trồng không chịu phá bỏ mà muốn chăm sóc tiếp để kiếm thu nhập.
Thứ hai là do người trồng lạm dụng phân vô cơ, ít phân chuồng. Bên cạnh đó, một số hộ vẫn lén lút sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc kích thích. Vài năm nay thời tiết mưa nhiều khiến vùng trồng cam bị ngập úng. Ngoài ra, một số vùng có thổ nhưỡng không hợp với cây cam, song người dân vẫn cố trồng.
"Những nguyên nhân trên khiến cây cam gặp một số bệnh phổ biến như nấm; vàng lá gân xanh; bệnh do vi khuẩn", ông Lập nói.
Sở Nông nghiệp cho hay từng tuyên truyền và khuyến cáo người dân nhổ bỏ những diện tích cam đã hết thời gian khai thác theo quy định, đồng thời hạn chế việc bón phân vô cơ, tăng cường phân chuồng...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Từ mùng 1 Tết, 3 con giáp này sẽ chính thức đổi vận, tài lộc dồi dào và tình duyên gặp nhiều may mắn
Hé lộ về cuộc sống của vợ người giàu nhất Ấn Độ: Có 600 người giúp việc, giày chỉ đi 1 lần duy nhất
Không gian Tết xưa ở làng cổ Đường Lâm hút giới trẻ
4 “hiện tượng lạ” xuất hiện gần cuối năm, rất khác so với những năm trước
Nghề ‘hốt bạc’, kiếm bội tiền ngày 29 Tết, nghe xong ai cũng kêu ‘dễ ợt’
Những món ăn nhất định phải thưởng thức trong ngày đầu năm mới để mang lại nhiều may mắn