Đời sống

Cân bằng độ pH cho da tại nhà

Duy trì độ pH của da ở mức độ ổn định là việc vô cùng quan trọng vì giúp làn da đẹp.

6 tác dụng tuyệt vời của thanh long đối với làn da / Cách giúp bạn cải thiện cấu trúc da

Độ pH của da là gì?

Cân bằng độ pH cho da tại nhà

Độ pH của da không chỉ ảnh hưởng đến hàng rào cân bằng nội môi mà còn ảnh hưởng đến tính toàn vẹn, tính liên kết và sự bong tróc của lớp sừng. Nguồn ảnh: Internet

Thang đo pH thường có độ dao động từ 1 đến 14 và 7 được coi là “trung tính”. Khi đó, các số thấp hơn 7 có tính axit và các số cao hơn được coi là kiềm, hoặc không có axit. Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng, độ pH da khỏe mạnh sẽ nghiêng về mặt axit. Với độ axit nhiều hơn, làn da của bạn có thể chống lại các vi khuẩn có hại và làm hỏng các gốc tự do làm tăng quá trình lão hóa. Tuy nhiên, điều này lại là một chút thách thức để cân bằng độ pH của da.

Bạn có thể ước lượng được mức độ pH trên da của mình nhờ vào việc quan sát và nếu da có kết cấu mềm, không có đốm khô thì sẽ được coi là cân bằng. Còn trong trường hợp da có các dấu hiệu kích thích, mụn trứng cá, mẩn đỏ và các đốm khô thì có thể đây là dấu hiệu của độ pH da cao và đang nghiêng về tính kiềm nhiều hơn. Vậy phải làm thế nào bạn có thể duy trì mức độ axit của làn da mà không gây hại? Cùng xem ở phần tiếp theo nhé!

Độ pH và các chức năng của da

Là hàng rào bảo vệ cơ thể

Vai trò của lớp sừng trên da như một rào cản có đặc tính kỵ nước nhờ vào sự phân bố lipid và tổ chức của lipid thành một chuỗi các lớp kép.

 

Đồng thời, hàng rào của da còn có các thành phần ưa béo khác, liên quan đến một số enzym phụ thuộc vào pH. Hai enzym chuyên phân giải lipid, β-glucocerebrosidase và axit sphingomyelinase có độ pH tối ưu để hoạt động là 5,6 và 4,5, tham gia vào quá trình tổng hợp ceramides, thành phần quan trọng quyết định tính thấm trên da.

Duy trì tính toàn vẹn của lớp sừng

Độ pH của da không chỉ ảnh hưởng đến hàng rào cân bằng nội môi mà còn ảnh hưởng đến tính toàn vẹn, tính liên kết và sự bong tróc của lớp sừng.

Đem lại đặc tính kháng khuẩn

Hệ vi sinh vật của da bao gồm các loài tạm trú và thường trú, có cả tụ cầu âm tính với coagulase. Các chủng sinh học này phát triển bình thường một cách tối ưu ở mức pH có tính axit. Ngược lại, các vi khuẩn gây bệnh, chẳng hạn như S. aureus, sẽ phát triển mạnh ở mức pH trung tính.

 

Ứng dụng độ pH của da trong thực tế

Độ pH của da thay đổi tùy vào đặc điểm của các loại da liễu khác nhau, thậm chí khác nhau cả trên từng vùng của cơ thể. Hơn nữa, việc tiếp xúc với các tác nhân ngoại sinh như chất tẩy rửa, kem, chất khử mùi và các chất kháng khuẩn tại chỗ cũng là các yếu tố góp phần gây ảnh hưởng đến pH và có thể làm trầm trọng thêm bệnh lý có từ trước.

Chính vì vậy, hiểu biết về độ pH của da là một yếu tố cân nhắc trong việc lựa chọn các tác nhân chăm sóc da tại chỗ bảo vệ môi trường axit an toàn cho da.

Chất tẩy rửa da

Chất tẩy rửa có thể được phân loại theo loại chất hoạt động bề mặt được sử dụng.

 

Chất tẩy rửa có chất hoạt động bề mặt không chứa xà phòng được gọi là “syndets” thường trung tính hoặc có tính axit (≤ pH 7) so với chất tẩy rửa làm từ xà phòng, thường có tính kiềm (pH 10). Như vậy, dòng sản phẩm này sẽ an toàn hơn với da do tương thích về độ pH và giảm khả năng gây kích ứng da.

Axit hóa lớp sừng

Axit alpha-hydroxy tại chỗ (AHA) là loại sản phẩm phổ biến được sử dụng trong điều trị các rối loạn trong quá trình sừng hóa.

Ví dụ với axit lactic, sản phẩm đã được chứng minh là làm tăng ceramide sản xuất bởi tế bào sừng của người, giúp tăng cường chức năng làm hàng rào bảo vệ của da so với những người giảm mức độ ceramides trên da.

Cách cân bằng độ pH của da

 

Khi da bị mất cân bằng pH và xuất hiện những dấu hiệu tiêu cực như viêm nhiễm hay lão hóa, bạn có thể thực hành một số cách khắc phục như sau:

Thay đổi chế độ ăn uống

Độ pH của da cũng bị ảnh hưởng bởi cách bạn lựa chọn thực phẩm bổ sung cho cơ thể. Nếu muốn da luôn được cân bằng và đẹp từ bên trong, bạn cần cân bằng độ pH bên trong cơ thể trước. Độ pH tự nhiên của máu rơi vào khoảng 7.365 – 7.45, một mức pH hơi kiềm. Nếu muốn duy trì độ pH này để cơ thể hoạt động một cách tốt nhất và làn da luôn sáng đẹp, bạn hãy bổ sung các loại trái cây và rau quả tươi xanh có tính kiềm nhẹ và tránh các thực phẩm có tính axit như sữa hay các loại thịt.

Không tắm rửa quá nhiều

Một trong những cách hiệu quả để giữ độ pH da lành mạnh, đặc biệt đối với những người có làn da khô hoặc nhạy cảm, là không làm sạch da quá nhiều. Độ pH của da tăng 1,1 sau khi bạn tắm rửa bằng nước không, 1,2 sau khi tắm rửa bằng xà phòng có tính kiềm và 0,9 sau khi tắm rửa bằng các chất tẩy rửa tổng hợp khác. Trong vòng 1 – 2 tiếng sau khi tắm rửa thì tính axit của da mới được phục hồi về mức tự nhiên 5,5.

 

Việc tắm rửa nhiều lần trong ngày sẽ khiến da mất nhiều thời gian phục hồi độ axit tự nhiên hơn. Vậy nên, bạn chỉ cần tắm rửa một lần vào buổi tối để làm sạch bụi bẩn là đã đủ. Sau khi tắm, bạn cũng có thể đẩy nhanh quá trình phục hồi độ pH của da bằng cách dùng toner chăm sóc da hoặc kem dưỡng da có tính axit nhẹ.

Chọn mỹ phẩm cẩn thận

Khi mua mỹ phẩm để dùng trên da, bạn hãy ưu tiên những sản phẩm có thành phần tự nhiên không nghiêng về tính axit hay tính kiềm quá nhiều. Bạn có thể ưu tiên mỹ phẩm có các chất chống oxy hóa như vitamin A, C và E. Những chất chống oxy hóa này giúp bạn duy trì độ axit của da bằng cách hỗ trợ các tế bào hoạt động một cách tối ưu và tránh được các ảnh hưởng từ môi trường.

Chăm sóc da mỗi ngày

Khi cân bằng độ pH của da, bạn nên chú ý đến các thói quen chăm sóc da hàng ngày sau đây:

 

Đắp mặt nạ tự nhiên: Để làm mặt nạ dưỡng da tự nhiên chứa nhiều vitamin C và E, bạn có thể nghiền một quả dâu tây để trộn đều với một thìa cà phê dầu hướng dương và một thìa sữa chua. Sau đó, bạn thoa lên hỗn hợp lên da và để yên trong 10 phút. Loại mặt nạ này sẽ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho làn da mà không chứa bất kỳ hóa chất có hại nào.

Dùng mật ong: Bạn cũng có thể dùng mật ong chưa qua tinh chế hay còn gọi là mật ong nguyên chất để chăm sóc da vì mật ong có tính chất sát trùng mà cũng giúp da giữ ẩm rất tốt. Điều này sẽ giúp bạn giữ da luôn mịn màng và còn tránh trường hợp da có nếp nhăn sớm.

Tẩy tế bào chết: Tẩy tế bào chết sẽ giúp da được đủ ẩm. Thế nhưng, bạn cần tránh dùng các chất tẩy tế bào chết vật lý dạng hạt mà hãy ưu tiên các chất tẩy tế bào chết hóa học từ thực vật vì sẽ dịu nhẹ cho da hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài để bảo vệ làn da khỏi các tia bức xạ mặt trời có hại cho độ pH của da.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm