Đời sống

Cần làm gì khi bị nổi mề đay?

Nổi mề đay (hay còn gọi là mày đay) là phản ứng của mao mạch trên da với các yếu tố khác nhau gây phù cấp hoặc mãn tính ở trung bì.

4 cách giúp bạn trị nổi mề đay tại nhà / Bạn đã biết tại sao mình hay bị nổi mề đay?

Bệnh mề đay là gì?

Cần làm gì khi bị nổi mề đay?

Bạn cần thận trọng với bệnh nổi mề đay. Nguồn ảnh: Internet

Nổi mề đay (hay còn gọi là mày đay) là phản ứng của mao mạch trên da với các yếu tố khác nhau gây phù cấp hoặc mãn tính ở trung bì. Căn bệnh này phổ biến, dễ nhận biết và không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác.

Dựa theo tiến triển, bệnh chia thành 2 dạng: mề đay cấp (kéo dài trong 24 giờ hoặc dưới 6 tuần) và mề đay mãn tính (kéo dài trên 6 tuần).

Thời gian khỏi bệnh phụ thuộc vào biểu hiện bệnh, số lượng, cách tiếp xúc với dị nguyên và mức độ mẫn cảm của cơ thể. Ở mức độ nhẹ, dị ứng, nổi mề đay có thể tự khỏi. Ngược lại, đối với trường hợp mãn tính cần can thiệp điều trị chuyên khoa.

Cần làm gì khi bị nổi mề đay?

Do nổi mề đay thường là một phần của phản ứng dị ứng của cơ thể với sự xâm nhập của các dị nguyên, do đó người bệnh không nên coi thường tình trạng này.

 

Với những trường hợp bệnh nhẹ, người bệnh chỉ có biểu hiện nổi mề đay trên da đơn độc thì vấn đề sẽ không quá đáng ngại. Mề đay có thể tự hết mà không cần điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, việc sử dụng các thuốc như thuốc kháng histamin, thuốc corticoid,... có thể giúp mề đay thuyên giảm nhanh hơn, người bệnh bớt khó chịu hơn,...

Tuy nhiên, khi mề đay xuất hiện cùng với các biểu hiện như khó thở, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, mạch nhanh nhẹ, huyết áp tụt,... thì đó là các dấu hiệu thể hiện một phản ứng phản vệ nghiêm trọng. Bệnh nhân cần được điều trị cấp cứu ngay lập tức, nếu không thậm chí có thể bị đe dọa đến tính mạng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm