Đời sống

Cận Tết, cẩn trọng thịt lợn sề, lợn bệnh, phổi bò đội lốt thịt bò khô làm "đau" ví, hại thân

Thịt bò khô rất dễ bị làm giả. Trong dịp cận Tết, nguy cơ này càng khó tránh, đòi hỏi người tiêu dùng phải thật tinh ý để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

Sai lầm khi chế biến thịt lợn gây nguy hiểm / Cách chọn thịt lợn sạch, an toàn không tồn dư thuốc kháng sinh

Thịt bò khô bị làm giả - Vô vàn những chiêu trò, mánh khóe tinh vi

Vào thời điểm năm mới cận kề, nhiều người rục rịch tìm mua bò khô về tích trữ dần để ăn vào dịp Tết. Ngày Tết, ngồi chơi dài cả ngày mà có thứ lai rai bỏ miệng như bò khô thì còn gì tuyệt vời hơn. Hương thơm đặc trưng của thịt bò khô, vị cay cay của ớt khiến người ăn vừa xuýt xoa vừa thích thú.

Càng gần Tết, nhu cầu mua bò khô của người tiêu dùng càng nhiều. Nhưng cũng chính vì nhu cầu lớn, nhiều gian thương lợi dụng để giở chiêu trò gian lận thương mại. Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), các chiêu trò làm thịt bò khô giả rất nhiều.

Cận Tết, cẩn trọng thịt lợn sề, lợn bệnh, phổi bò đội lốt thịt bò khô làm đau ví, hại thân! - Ảnh 1.

Vào thời điểm năm mới cận kề, nhiều người rục rịch tìm mua bò khô về tích trữ dần để ăn vào dịp Tết.

Trước đây có một vài cơ sở sử dụng thịt lợn chất lượng kém rồi thực hiện tẩm ướp, ép sấy khô rồi đem bán với mác thịt bò khô. Nhiều nơi còn sử dụng phổi bò, phổi lợn để làm bò khô. Thậm chí có cả những nơi trộn bã sắn dây để biến thành những sợi bò khô thơm ngon.

PGS.TS Trần Đáng (Nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm) cho biết thêm, vì thịt bò rất đắt nên nhiều gian thương đã làm giả thịt bò khô từ các loại thịt như thịt lợn sề, thịt lợn chết, thậm chí có nơi làm từ phổi lợn bốc mùi. Ngoài ra, người làm thịt bò khô có thể trộn lẫn các phẩm màu tổng hợp với các chất vàng ô và trộn các màu vàng, đỏ thành các màu giống thịt bò để bền màu.

"Chắc chắn thịt bò khô sẽ có chất bảo quản vì người bán hàng cứ để ngoài trời nắng, mưa nhưng chúng không hề bị hỏng", chuyên gia khẳng định.

Cận Tết, cẩn trọng thịt lợn sề, lợn bệnh, phổi bò đội lốt thịt bò khô làm đau ví, hại thân! - Ảnh 2.

Khô bò giả ngoài việc được làm tại các cơ sở Việt Nam thì các thương lái còn cho rằng khô bò giả còn xuất phát từ Trung Quốc, không được kiểm định, tuồn hàng ra thị trường hòng kiếm lợi nhuận. Vì vậy, người tiêu dùng phải tự trang bị cho mình cách lựa chọn sản phẩm đạt chuẩn để đảm bảo sức khỏe cho mình.

Nhận biết thịt bò khô giả, hạn chế tối đa nguy cơ tiêu thụ thực phẩm bẩn

 

Theo PGS.TS Trần Đáng, thịt bò khô không có nhãn mác, nơi sản xuất thường không đảm bảo chất lượng. Nếu màu sắc thịt bò khô có sự bất thường như vàng quá, màu đậm quá thì chắc chắn có sử dụng những loại phẩm màu như màu đỏ, màu vàng... rất độc hại có nguồn gốc từ thuốc nhuộm, chất vàng ô. Chưa hết, thịt bò khô chất lượng kém cũng thường sử dụng chất bảo quản, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Một số những tiêu chí sau có thể giúp bạn nhận biết thịt bò khô thật – thịt bò khô giả để lựa chọn đúng mặt hàng đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình vào dịp Tết này:

Cận Tết, cẩn trọng thịt lợn sề, lợn bệnh, phổi bò đội lốt thịt bò khô làm đau ví, hại thân! - Ảnh 3.

Thịt bò thật thường có màu vàng sẫm, sẫm rất nhiều, nhất là khi đã được sấy, được nướng, màu sắc thường không được tươi, không được đẹp mắt cho lắm.

- Thịt bò thật thường có màu vàng sẫm, sẫm rất nhiều, nhất là khi đã được sấy, được nướng, màu sắc thường không được tươi, không được đẹp mắt cho lắm. Thịt bò giả khi làm thường có màu trắng như màu của thịt gà, thịt lợn, màu sắc tươi vàng, hấp dẫn.

- Thịt bò khô thật thường rất dai và dẻo, khi dùng tay xé sợi hoặc miếng khô bò, phải dùng lực khá mạnh. Dùng tay miết sợi hoặc miếng thịt, nếu thấy có màu đỏ thôi ra tay, chắc chắn thịt bò khô ấy là giả.

 

- Mùi vị: Thịt bò khô thật có vị nồng đặc trưng của thịt bò, khi nhai sẽ có vị cay, mặn, ngọt vừa phải. Trong khi đó, thịt bò khô giả thường có ít mùi nồng đặc trưng của bò, thay vào đó là mùi nồng mạnh để lấn át mùi thịt lợn, thịt gà. Nếu thịt bò khô làm từ phổi thì thường có thớ thịt không rõ ràng, kết dính lại với nhau, có mùi hôi.

- Thịt bò khô giả có mùi hương liệu, không có vị ngọt đặc trưng của thịt mà thay vào đó là vị ngọt của đường. Ngược lại thì bò khô thật đậm vị thịt và có mùi đặc trưng.

Cận Tết, cẩn trọng thịt lợn sề, lợn bệnh, phổi bò đội lốt thịt bò khô làm đau ví, hại thân! - Ảnh 4.

Thịt bò khô giả có mùi hương liệu, không có vị ngọt đặc trưng của thịt mà thay vào đó là vị ngọt của đường.

- Khi xé, thịt bò khô thật rất khó xé vì cấu tạo thịt bò có nhiều gân bên ngoài, khá dai, nếu xé phải xé đúng dọc thớ nếu không sẽ không xé được. Trong khi đó, thịt bò khô giả có thể xé dọc, xé ngang… đều dễ dàng hơn.

- Thịt bò thật không có giá siêu rẻ, 1kg thịt bò tươi chỉ có thể làm được 4-5 lạng bò khô. Do đó nếu mua thịt bò khô với giá rẻ thì chắc chắn bạn đang mua phải thịt lợn, thịt gà… giả bò.

 

Tuy nhiên, chuyên gia cũng lưu ý, không phải cứ sản phẩm đắt đỏ là đảm bảo hàng thật vì nhiều cơ sở sẽ lợi dụng tâm lý đánh vào giá cả, khiến bạn thêm tiền mất tật mang. Cách tốt nhất vẫn là mua sản phẩm có nhãn mác, địa chỉ sản xuất, đảm bảo nguồn gốc uy tín.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm