Đời sống

Cẩn trọng khi bị bệnh cảm cúm kéo dài

Cảm cúm kéo dài có thể gây ra vấn đề nguy hiểm cho sức khoẻ bạn cần hết sức thận trọng.

Chỉ 1 nắm muối ăn sạch bóng nhà cửa, bạn hãy thử ngay! / Loại rau BS Nhật khen là ‘nhân sâm’, đem ngâm giấm giúp giảm cân, ngừa K: Việt Nam bán nhiều và rẻ

Bệnh cúm là gì, lây truyền như thế nào?

Cẩn trọng khi bị bệnh cảm cúm kéo dài

Bạn cần thận trọng khi cảm cúm kéo dài. Nguồn ảnh: Internet

Bệnh cảm cúm là bệnh truyền nhiễm do virus cúm gây ra, có 3 type virus cúm gây bệnh ở người, tùy loại mà có dễ gây thành dịch hay không.

Cảm cúm lây qua đường hô hấp, trực tiếp qua giọt bắn khi bệnh nhân hắt hơi hay gián tiếp khi tiếp xúc qua tay rồi đưa lên mắt, mũi, miệng.

Diễn tiến bệnh cúm: Thời gian ủ bệnh 1 tới 4 ngày, thời kỳ bị lây: có thể bắt đầu trước khi sốt 1 ngày, kéo dài tới 7 ngày ở người lớn thậm chí là nhiều tháng ở người bị suy giảm miễn dịch.

Nguyên nhân cảm cúm kéo dài

Chảy dịch mũi sau

 

Nếu bạn bị ho kèm theo đờm trong hoặc trắng, có thể là do tình trạng thoát dịch mũi sau mãn tính. Chúng có xu hướng trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm khi bạn nằm xuống.

Chảy dịch sau mũi là một hậu quả phổ biến của cảm lạnh và cũng có thể do dị ứng, thay đổi thời tiết và các yếu tố bên ngoài khác.

Dị ứng

Theo chuyên gia, nguyên nhân phổ biến của sổ mũi và ho bắt chước bệnh do vi-rút gây ra có thể là dị ứng do môi trường sống của bạn.

Tùy thuộc vào mùa, các triệu chứng dị ứng có thể kéo dài hơn và thường đi kèm với ngứa, chảy nước mắt.

 

Suy giảm miễn dịch

Cảm lạnh kéo dài cũng có thể là một dấu hiệu cho thấy hệ thống phòng thủ của cơ thể - khả năng miễn dịch của bạn - bị tổn hại. Điều này có nghĩa là bạn ít có khả năng chống lại nhiễm trùng.

Nếu gặp phải tình trạng này, bạn cần bổ sung chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, truyền nước, kiểm soát căng thẳng và sử dụng kháng sinh.

Viêm xoang do vi khuẩn

Đôi khi, khi bệnh do virus bắt đầu biến mất, các triệu chứng mới như áp lực trong xoang, đau đầu và đôi khi sốt có thể xảy ra.

 

Lý do là sự tắc nghẽn do cảm lạnh tạo ra môi trường thích hợp cho vi khuẩn phát triển, gây nhiễm trùng xoang.

Hiện tượng này thường xảy ra nhất trong khoảng từ 10 đến 14 ngày sau khi bắt đầu bị cảm và cần sự điều trị của bác sĩ.

Cảm cúm kéo dài có nguy hiểm không?

Cảm cúm kéo dài là tình trạng bệnh dai dẳng kéo dài trên 10 ngày trở lên. Người bệnh gặp nhiều trở lại trong cuộc sống. Sức khỏe suy yếu. Khi bệnh tiến triển nặng có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm:

Gặp vấn đề về tai - mũi - họng

 

Những người bị cảm cúm kéo dài, nhất là trẻ em thường sẽ dĩ bị viêm họng nặng, sốt cao liên tục. Cùng với đó là viêm mũi dai dẳng dẫn đến viêm tai giữa, rất khó điều trị. Viêm tai để lâu ngày có thể gây hỏng màng nhĩ, là nguyên nhân làm giảm thính giác sau này.

Cảm cúm lâu ngày sẽ khiến viêm mũi kéo dài và dẫn đến tình trạng viêm xoang. Người bệnh cảm giác đau nặng vùng xoang, nhất là vùng trán, sống mũi và giữa 2 mắt. Đau đầu và giảm thị lực, rất khó chịu và ảnh hưởng lớn đến công việc cũng như sinh hoạt thường ngày.

Người có bệnh lý nền sẽ khiến bệnh trở nặng hơn

Những người có bệnh lý nền như hen suyễn khi mắc cảm cúm lâu này sẽ khiến bệnh trở nặng hơn. Tình trạng khó thở kéo dài liên tục khiến người bệnh thở nặng nhọc, tức ngực. Với những người có hệ miễn dịch yếu, khi không điều trị cúm dứt điểm sẽ dẫn đến viêm phế quản, viêm phổi. Tình trạng sốt cao là biểu hiện thường thấy nhất. Đây là nguyên nhân khiến nhiều trẻ em bị co giật.

Bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng

 

Cảm cúm kéo dài nếu không điều trị dứt điểm, để lâu ngày, nhiều biến chứng sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhiều người bệnh có bệnh lý nền khi không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm