Cảnh báo hạt na có thể gây mù mắt, ngộ độc, ai yêu thích ăn na hãy cẩn trọng
Uống một cốc nước muối ấm buổi sáng, chỉ vài ngày là thấy ngay điều kỳ diệu đối với sức khỏe / Tuổi thọ của thực phẩm trong tủ lạnh mẹ cần nắm rõ để tránh gây hại sức khỏe cả nhà
Tác dụng của quả na
Ảnh minh họa
Cây na còn có tên là mãng cầu, mãng cầu dai, mãng cầu ta... Ngoài việc lấy quả chín để ăn, dân gian còn sử dụng lá, hạt và quả na bị điếc để làm thuốc.
Cây na thường cao từ 2-8m, vỏ có nhiều lỗ bì nhỏ, tròn, trắng. Lá hình mũi mác, tù hay nhọn, hơi mốc mốc ở phần dưới, hoàn toàn nhẵn, thường là mềm, dài 10cm, rộng 4cm, có 6-7 cặp gân phụ. Hoa nhỏ, màu xanh lục, mọc đối với lá, có cuống dài 2-3cm. Hoa thường rũ xuống, có 3 lá đài màu lục, 3 cánh hoa ngoài hẹp và dày, các cánh hoa ở trong rất hẹp hoặc thiếu hẳn, nhiều nhị và nhiều lá noãn. Quả mọng kép, màu xanh mốc, gần như hình cầu, đường kính 7-10cm, có từng múi, mỗi múi ứng với một lá noãn. Thịt quả trắng. Hạt đen có vỏ cứng.
Trong quả có 72% glucose, 14,52% saccharose, 1,73% tinh bột, 2,7% protid và vitamin C. Trong lá có một alcaloid vô định hình, không có glucosid, lá xanh chứa 0,08% dầu. Hạt chứa 38,5-42% dầu, trong đó các acid béo (acid myristic, palmitic, stearic, arachidic, hexadecanoic và oleic) chiếm tỷ lệ lớn. Trong hạt có một alcaloid vô định hình gọi là anonain. Chất độc trong hạt và rễ là các glycerid và các acid có phân tử lớn. Lá, vỏ và rễ chứa acid hydrocyanic. Vỏ chứa anonain.
Độc tố có trong hạt na có thể gây ngộ độc, mù mắt
Ảnh minh họa
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, na vốn là loại quả bổ dưỡng vì có hàm lượng dinh dưỡng cao, thơm ngon và dễ dùng nên từ người già đến trẻ nhỏ đều dùng và là một loại trái cây đặc sản của Việt Nam được đông đảo người tiêu dùng ưa chuộng.
Thế nhưng trong thành phần của quả na thì hạt na lại rất độc, thậm chí có thể gây ngộ độc đường tiêu hóa.
Tuy nhiên, khi ăn quả na, sơ ý nuốt phải hạt cũng không nên quá lo lắng, vì hạt na có vỏ dày và rất cứng bao bọc, ngăn không cho độc tố nhân hạt phát huy tác dụng nên không nguy hại đến sức khỏe.
Chỉ khi không may ăn, nuốt phải hạt na bị dập nát mới dẫn đến ngộ độc, nguy hiểm đến tính mạng (tùy vào số lượng hạt na nuốt phải).
PGS Thịnh cho biết thêm, vì biết hạt na có độc tính, có thể giết chết côn trùng nên từ xưa nhiều người Việt mách nhau và thường dùng hạt na nấu lấy nước để gội đầu chữa chấy là vì vậy. Mẹo này bao đời này vẫn được nhiều người dân Việt ở các vùng quê vẫn truyền tai nhau.
Dung dịch có hạt na dính vào mắt sẽ gây bỏng mắt, thậm chí dẫn đến mù lòa.
Cũng theo PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh, độc tố trong hạt na nếu bị dính vào mắt không chỉ gây bỏng mắt, bỏng biểu mô giác mạc, mà nếu sơ cứu, chữa trị không đúng dễ gây viêm loét giác mạc, dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.
Còn nếu bị vương trên da, nhất là dính vào vết thương hở trên da sẽ dễ dẫn đến lở loét, viêm nhiễm nặng nề, hủy hoại da.
Chính vì hạt có nhiều nguy hại cho sức khỏe nên PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khuyến cáo không nên sử dụng hạt na để trị chấy, rận, nhuộm răng tùy tiện.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đêm tân hôn, chú rể 27 tuổi sốc nặng khi nhìn diện mạo thật của vợ mới cưới 31 tuổi sau tẩy trang, netizen: Anh đã bị lừa thảm hại
Tử vi ngày 2/2/2025 của 12 con giáp: Tuổi Hợi đón lộc lớn, Tuất cần cẩn trọng
Ngày 2/2: Bốn Con Giáp Đổi Vận, Rước Thần Tài, Đón Năm Mới Đầy May Mắn
4 con giáp sinh ra đã may mắn hơn người, sang năm Ất Tỵ 2025 càng nhiều phúc khí, dễ ‘‘đổi đời’’
Top 3 con giáp xuất hành hanh thông, "hốt bạc, gánh vàng" ngày mùng 5 Tết
Người đẹp cao 1m3 kết hôn với chàng trai cao 1m48, sau khi kết hôn người chồng đột nhiên cao lên nhưng họ lại chia tay trong mối quan hệ không mấy tốt đẹp