Cảnh báo: Phụ nữ mang thai không nên ăn lạc
5 thời điểm uống rượu bia cực hại sức khỏe / Con gà có 3 bộ phận "béo ngậy" nhưng không nên ăn nhiều vì cực hại cho sức khỏe
Lạc (còn được gọi là đậu phộng) là thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là chất oxy hóa, omega 3 tuyệt vời cho sức khỏe và là nguồn cung cấp protein tốt nhất trong giới thực vật.
Đây là món ăn được tích trữ trong nhiều gia đình. Tuy nhiên không phải ai ăn lạc cũng có lợi cho sức khỏe, nhất là phụ nữ mang thai.
Ảnh minh họa.
Là một trong những loại hạt được nhiều người ưa thích, nhưng tại Bắc Mỹ, trong nhiều trung tâm giữ trẻ và nhà ăn trường học, các cây họ đậu lại bị nghiêm cấm, bởi trẻ bị dị ứng lạc đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 1997 (khoảng 1,4% trẻ em ở Mỹ bị dị ứng lạc).
Học viện Nhi khoa Mỹ đã hủy bỏ khuyến cáo cho phụ nữ mang thai không nên ăn lạc, nhưng các bà bầu vẫn tránh ăn chúng. Và điều này đã làm cho những đứa trẻ tăng nguy cơ dị ứng.
Các nhà nghiên Canada thuộc bệnh viện Ste Justine (Montreal) cho biết ăn lạc trong thời gian mang thai và cho con bú cũng không tốt cho sức khỏe của em bé. Việc ăn lạc trong quá trình mang thai làm sẽ làm nguy cơ mắc bệnh dị ứng của đứa trẻ sau này cao gấp 4 lần.
Các nhà khoa học cũng khuyến cáo người tiêu dùng phải thận trọng khi ăn lạc bởi nếu ăn phải lạc mọc mầm hoặc lạc mốc, hàm lượng dinh dưỡng có trong lạc sẽ bị nấm mốc tiêu thụ, đồng thời một vài loại nấm mốc lại có thể tiết ra chất thay thế có độc gây ngộ độc cho người ăn phải.
Vì vậy, khi chọn lạc để chế biến cần quan sát kỹ và loại bỏ những hạt lạc bị nảy mầm hoặc mọc ra một lớp mốc màu xám xanh, tuyệt đối không nên ăn những hạt này.
Tuy nhiên, lạc và hạt cây có tỷ lệ gây dị ứng thấp hơn ở những trẻ mà mẹ của chúng ăn các thực phẩm này trong thai kỳ, một nghiên cứu mới phát hiện cho biết.
Phụ nữ không cần phải lo lắng rằng ăn lạc (đậu phộng) trong thai kỳ có thể làm con của họ phát triển chứng dị ứng với lạc, theo một nghiên cứu thuộc bệnh viện nhi Boston (Boston Children’s Hospital).
“Nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy, tăng lượng tiêu thụ lạc ở mẹ mang thai, những người không bị dị ứng với lạc liên quan tới tỷ lệ dị ứng lạc thấp hơn ở thế hệ con cái của họ”, tác giả cấp cao của nghiên cứu, Michael Young - thuộc bệnh viện Boston về dị ứng và miễn dịch học cho biết.
Chứng dị ứng đậu phộng
1. Triệu chứng
Dị ứng với đậu phộng và các loại hạt là một trong những loại dị ứng thực phẩm phổ biến.
Các triệu chứng có thể bao gồm:
Ngứa ran trong miệng;
Co thắt dạ dày hoặc buồn nôn;
Nổi mề đay, phát ban;
Khó thở;
Sưng lưỡi;
1. Sốc phản vệ
Sốc phản vệ là phản ứng nghiêm trọng vì có thể đe dọa tính mạng. Nếu sốc phản vệ xảy ra, nạn nhân sẽ có biểu hiện:
Tụt huyết áp;
Co thắt đường hô hấp;
Nhịp tim tăng nhanh;
Mạch trở nên yếu dần;
Buồn nôn và ói mửa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
6 con giáp tỏa sáng năm 2025: Lộc lá đầy nhà, thành công rực rỡ