Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, chồng gia trưởng đòi "dạy vợ" nhưng phản ứng quá "cứng" của cô vợ khiến chồng câm nín
Chê vợ vừa già vừa xấu sau sinh, chồng rũ bỏ tôi để rồi 2 năm sau gặp lại cầu xin tôi tha thứ / Cuối năm đã lắm việc thì chớ, chồng còn gấp gáp giục đi thăm em dâu đẻ, tôi vừa trả treo một câu anh đã phừng phừng đỏ mặt
Nói thật, từ khi về làm dâu nhà Chiến, Hà chẳng được nhàn hạ ngày nào. Việc nhà từ nhỏ nhất đều đến tay cô, mẹ chồng dù nhàn rỗi ở nhà song cũng chẳng giúp đỡ. Hết việc công ty lại việc gia đình, Hà ngày nào cũng mệt nhoài. Nhất là sau khi sinh con, thi thoảng mẹ chồng mới bế đỡ cho cô làm việc lúc con khóc quá, còn lại cô phải tự thân vận động mọi thứ.
Công việc của Chiến chẳng biết thế nào nhưng anh cứ đi sớm về khuya miết, mà lương lậu cũng đâu nhiều nhặn gì. Tháng đưa cho cô được 3,4 triệu chi tiêu, nuôi con là coi như xong nhiệm vụ. Thành ra Hà phải đập toàn bộ lương của mình vào mới đủ. Bố chồng có chút lương hưu, còn mẹ chồng không thu nhập, Hà đành cố gắng gánh hết chi phí sinh hoạt trong nhà. Lại nghĩ, dù mẹ chồng chả giúp gì, song bà không quá đáng với cô là được, vẫn coi như cô may mắn hơn nhiều người đi làm dâu khác.
Dạo này lưng cô liên tục đau nhức, đứng lên ngồi xuống hay làm việc gì phải cúi nhiều là y như rằng khó chịu vô cùng. Tối đi ngủ Hà tiện miệng kêu với chồng, lần đầu Chiến thờ ơ không nói gì khiến Hà rất buồn. Lần thứ 2 cô than vãn, Chiến liền "phang" ngay một câu: "Kêu gì mà kêu lắm thế!". Hà uất ức suýt bật khóc.
Cô nghẹn ngào cố kìm nước mắt: "Anh nói gì vậy? Em đã kêu được mấy lần? Từ trước tới nay dù thế nào em cũng mở lời than phiền bao giờ chưa? Em toàn cố gắng tự mình làm hết. Bây giờ đau lưng quá em mới than vài câu, anh là chồng chẳng được câu quan tâm thì thôi, còn thốt ra lời lạnh lùng như thế".
Chiến xua tay: "Thôi, đừng nói nữa. Cô đã làm được gì ghê gớm cho cái nhà này mà bắt đầu lên giọng kể công như thể ta vất vả, cực nhọc lắm vậy? Con dâu nhà người ta, nhà chồng được nhờ đủ thứ, còn cô đã làm được gì cho nhà chồng? Tốt nhất ngậm miệng lại đi không thiên hạ người ta cười cho".
Hà sững người, rồi một cơn phẫn nộ trào dâng trong lòng cô. Hóa ra trong lòng Chiến bao lâu nay luôn nghĩ như vậy. Bình thường thấy anh ít quan tâm tới gia đình, vợ con, cô cứ nghĩ tính anh vốn vô tâm, khô khan. Thôi chỉ cần anh góp tiền sinh hoạt với đừng dính vào tệ nạn gì thì cô chấp nhận "sống chung với lũ". Và cô cứ nghĩ, công sức, sự hi sinh của mình cho cái nhà này, bao gồm cả cho bố mẹ chồng sẽ được ghi nhận, nào ngờ...
Hà cười gằn: "Anh đã nói thế thì tôi nói cho anh biết nhé. Thứ nhất, tôi đóng góp cho cái nhà này quá nhiều luôn. Anh vắt tay lên trán tự hỏi xem, hàng ngày ai là người cơm nước, dọn dẹp nhà cửa, bưng nước bê mâm cho cả gia đình? Đáng nhẽ những việc đấy các thành viên trong nhà cần san sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, nhưng một mình tôi cáng đáng hết. Đừng có nói con dâu phải làm, con dâu cũng là người, cũng đi làm kiếm tiền như ai, con dâu chả phải con ở, chả mang trên mình thân phận thấp kém hơn mà phải chịu thiệt.
Chưa nói, tôi còn góp nửa già tiền sinh hoạt phí nhé, nuôi bố mẹ anh, nuôi con anh, từ khi tôi về đây bố mẹ anh có phải bỏ ra xu nào chi tiêu không, còn anh thì hàng tháng mang về được bao nhiêu? Tôi còn là người đẻ con cháu, chăm sóc đời sau cho nhà chồng, cái công này là công lớn nhất đấy, chả ai làm thay được.
Ngược lại, anh là đàn ông, mang tiếng sức dài vai rộng, là trụ cột trong nhà, anh làm được hơn tôi chưa? Cả về tiền bạc lẫn công sức đóng góp, anh thua đứt tôi nhé. Thậm chí đóng góp cho gia đình nhỏ của anh, anh còn chả bằng tôi, thì anh có tư cách gì để lớn giọng chê trách tôi, đòi hỏi tôi phải thế nọ thế kia? Chả lẽ anh là loại đàn ông muốn dựa vào phụ nữ, bám váy đàn bà hả?
Thứ hai, nói trắng ra, tôi chẳng có nghĩa vụ gì với nhà chồng cả, vì tôi không nợ nần gì nhà chồng, nhà chồng cũng đâu cho tôi cái gì. Tôi lấy chồng là để cùng chồng xây dựng gia đình riêng, chăm sóc con cái. Bố mẹ chồng tôi chỉ cùng chồng phụng dưỡng mà thôi, chứ trách nhiệm với bố mẹ chồng chính yếu là ở anh - con trai của ông bà đấy. Còn trách nhiệm chính của tôi là nuôi con tôi, và báo hiếu bố mẹ đẻ tôi. Chúng ta là bình đẳng nhé, anh hiểu cho điều đó, nên khi tôi chưa đòi hỏi anh lo gì cho nhà vợ thì anh cũng không có quyền đòi tôi lo gì cho nhà chồng.
Cuối cùng, tôi là phụ nữ, còn phải sinh đẻ, chăm sóc con cái, chu đáo chuyện nhà, nên tôi lấy chồng là mong chồng có thể làm trụ cột. Còn đến mức để tôi phải lo cho nhà chồng nữa thì tôi ở giá cho lành. Anh muốn vợ anh lo được cho nhà anh cái nọ cái kia thì tốt nhất anh viết đơn đi, rồi lấy vợ khác. Nhưng anh có biết, đàn ông mà mong ngóng vợ mình lo cho nhà mình thì là dạng vứt đi không?".
Hà tuôn một tràng, xả hết những uất ức, phẫn nộ trong lòng. Cô không nói thì Chiến còn tưởng mình hay lắm, và ngày càng tham lam đòi hỏi ở vợ hơn mà thôi. Cô quyết tâm thật, nếu Chiến còn giữ suy nghĩ ấy, cô chẳng ngại làm mẹ đơn thân. Bởi sống với kiểu chồng không hiểu biết, ích kỉ và đớn hèn như thế, cô sẽ chẳng có ngày nào tươi đẹp.
Nói xong, mặc kệ Chiến há hốc miệng không nói được gì, Hà quay sang ôm con ngủ. Sáng hôm sau, trong lúc Hà nấu bữa sáng cho cả nhà, không ngờ Chiến lại đánh thức con dậy, sửa soạn cho con đồ dùng đến lớp, việc mà ngày thường Chiến không bao giờ làm. Hà cười thầm, xem ra cứng rắn nhiều khi đem lại tác dụng rất lớn đấy.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Từ mùng 1 Tết, 3 con giáp này sẽ chính thức đổi vận, tài lộc dồi dào và tình duyên gặp nhiều may mắn
Hé lộ về cuộc sống của vợ người giàu nhất Ấn Độ: Có 600 người giúp việc, giày chỉ đi 1 lần duy nhất
Không gian Tết xưa ở làng cổ Đường Lâm hút giới trẻ
4 “hiện tượng lạ” xuất hiện gần cuối năm, rất khác so với những năm trước
Nghề ‘hốt bạc’, kiếm bội tiền ngày 29 Tết, nghe xong ai cũng kêu ‘dễ ợt’
Những món ăn nhất định phải thưởng thức trong ngày đầu năm mới để mang lại nhiều may mắn