Vợ ngỏ ý xin về ngoại ăn Tết sau 5 năm xa nhà, chồng vùng vằng ôm quần áo lên cơ quan ở, mẹ chồng tuyên bố... tuyệt thực
Về ăn Tết nhà chồng, nhìn vào phòng cưới của hai vợ chồng mà em thấy giận vô cùng / Dân tình chi nửa triệu mua bánh chưng nhân cá hồi, bánh chưng gấc dịp Tết
Như để thể hiện quyết tâm của mình, không ít chị emhùng hồn tuyên bố: "Cả năm đã sống ở nhà nội, Tết phải về với nhà ngoại". Thế nhưng, chẳng phải cứ muốn về là về luôn mà đằng sau câu tuyên bố ấy là cả một mớ hỗn độn, gia đình xào xáo chẳng yên.
Như mới đây, một nàng dâu lấy chồng xa nhà 100km nhưng khi ngỏ ý muốn được xin về ngoại ăn Tết lại ngay lập tức bị người chồng gia trưởng gạt phắt đi. Thậm chí, cả chồng và mẹ chồng đều tỏ thái độ ra mặt để phản đối con dâu.
"Hôm nay mình xin phép được kể về công cuộc đấu tranh để về quê ngoại ăn Tết của mình. Mình lấy chồng xa nhà gần 100km. Chồng mình là người ích kỷ, không bao giờ muốn về quê vợ, càng không muốn về quê ngoại ăn tết vì ở quê không có bạn...
Gia đình chồng cũng vậy, chẳng bao giờ muốn cho con dâu về ngoại. Mình cũng vì muốn giữ hòa khí, muốn gia đình vui vẻ mà chẳng dám đả động đến chuyện về quê. Cứ nói đến là mặt nặng mày nhẹ, là lại cãi nhau nên mình rất sợ.
Mình lấy chồng xa cũng nhớ bố mẹ nhớ gia đình muốn quây quần cùng mọi người ngày Tết. Nhiều khi cũng tâm sự, tỉ tê với chồng về chuyện về ngoại ăn Tết nhưng câu chốt cuối cùng vẫn là không về.
Nhưng năm nay mình nghĩ khác, sau nhiều năm làm dâu Tết này mình quyết đinh xin mẹ chồng và chồng để cho các con về ngoại ăn Tết với ông bà. Như thường lệ chồng gay gắt phản đối với đủ loại lí do từ xa xôi, thời tiết, bận bịu... Còn mẹ chồng thì càng gay gắt hơn cho rằng lấy chồng phải theo nhà chồng, "hết mấy ngày Tết thích đi đâu thì đi". Bị phản đối nhưng mình vẫn quyết đặt xe về, thấy thế chồng vùng vằng đem quần áo lên cơ quan làm rồi ở lại đó từ 20 Tết. Còn mẹ chồng cũng khó chịu ra mặt, thậm chí doạ tuyệt thực, liên tục kêu ốm sốt đòi đi viện để cản con dâu về ngoại.
Mình có nói chuyện lại với chồng nhưng anh nói là đi thì đi luôn đừng về, mình cũng chẳng sợ vì cũng chẳng cần phải vì con người ích kỷ ấy mà bỏ bê người thân. Mình có thể đi luôn và không quay về nữa. Lúc ấy chồng mới xuống nước rồi làm theo mình. Thế nhưng mẹ chồng vẫn tỏ ý khôg vui, liên tục mặt nặng mày nhẹ với con dâu khiến không khí gia đình khá căng thẳng".
Câu chuyện của nàng dâu trẻ sau khi được chia sẻ lên mạng xã hội đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Dường như chuyện về ngoại ăn Tết là nỗi niềm chung của bất cứ nàng dâu nào lấy chồng xa nhà.
Nhiều người đi lấy chồng xa lâu năm mà chưa từng được về nhà bố mẹ đẻ ăn Tết, muốn ngỏ ý với gia đình nhà chồng nhưng lại sợ, sợ bố mẹ chồng không đồng ý, rồi lại sợ không khí gia đình bị ảnh hưởng...
Sợ vợ chồng cãi vã, lo không khí gia đình căng thẳng, sợ hàng xóm bàn tán... vì thế mà không ít nàng dâu nín nhịn chẳng dám mở miệng xin về nhà ngoại ăn Tết. Thế nhưng, cứ nghĩ đến cảnh bố mẹ đẻ lủi thủi ăn Tết, trông ngóng con cháu về sum họp là nước mắt lại lăn dài.
Lấy chồng 16 năm chẳng 1 lần về nhà ngoại ăn Tết...
Đồng cảm với nỗi niềm của nàng dâu trẻ, không ít chị em nội trợ cũng chia sẻ câu chuyện của gia đình mình. Có những người đã 16 năm mà chỉ duy có 1 lần biết đến không khí Tết bên ngoại ra sao.
"Gặp bài này tôi lại nhớ cô hàng xóm cạnh nhà ngày xưa. Lấy chồng từ 22 tuổi, nuôi hết nhà chồng. Đến năm mẹ ruột tai biến liệt người. cô xin về quê ăn Tết sau 16 năm lấy chồng. Vậy mà nhà chồng chửi rủa không tiếc lời, hùa nhau đánh cô gãy tay trái, cấm không cho lại gần con. Mãi sau đó, nhà ngoại phải xuống xin lỗi, nói khó mãi bên chồng mới cho cô về ngoại mấy ngày. Là phụ nữ đã khổ, gặp chồng gia trưởng, nhà chồng khó tính còn khổ gấp trăm lần", chị S.L chia sẻ.
Biết bao nỗi sợ hãi bủa vây khiến những người phụ nữ ấy đành tặc lưỡi nín nhịn, vơi chị H.A cũng vậy. Đã mấy năm chẳng được về ăn Tết bên ngoại nhưng vì muốn gia đình êm ấm nên bao tủi thân chị giấu hết trong lòng, "Mình cũng 4 năm rồi chưa biết vị Tết ngoại thế nào. Chồng mình gia trưởng, cục tính, mỗi lần nổi khùng là sợ lắm, toàn phải nhún thôi. Với mình cứ sợ chống đối với già đình chồng là mình lại sợ. Mỗi lần có ý kiến gì không hay về nhà chồng là lại bị mẹ chồng với chồng mắng xối xả là ích kỉ, tính toán, soi mói. Thế nhưng nói về bên ngoại thì lại coi thường, chẳng ra sao. Năm nay mình xin về ngoại ăn Tết mà mẹ chồng nói phũ bảo về bên đó ăn uống không ra gì sợ cháu ốm, bảo mình về thì tranh thủ sáng về 1 mình đi rồi trưa bắt xe đi luôn trong khi nhà ngoại cách đó tận 120km".
Cũng đã 5 năm chưa được về ngoại ăn Tết, chị M.P chia sẻ, "Nhà mình ở Hà Giang nhưng lấy chồng ở Sài Gòn, cũng đã 5 năm rồi chẳng biết không khí Tết nhà ngoại thế nào. Một phần vì quá xa, đi máy bay rồi bắt xe khách mấy 12 tiếng mới tới nhà, phần vì điều kiện kinh tết eo hẹp. Rồi nhà chồng lại neo đơn có mỗi mẹ già cả. Tết nhất vợ chồng buôn bán tất bật đến tận chièu 30, nhiều lúc cũng muốn buông bỏ hết để về ăn Tết với bố mẹ mà rồi lại chẳng dám. Giao thừa nào gọi về bố mẹ cũng khóc, cũng nói "Mẹ chẳng cần gì, mẹ chỉ cần con về ăn Tết với mẹ thôi". Nghe mà tủi thân, lúc ấy chỉ ước có thể chạy về, sà vào lòng mẹ cho thoả nỗi nhớ với đỡ tủi thân".
Nhà nội cần có Tết, không lẽ nhà ngoại thì không?
Thế nhưng, không ít gia đình nhà chồng lại khá cởi mở khi ủng hộ con dâu về ngoại ăn Tết. Có lẽ cũng từng đi làm dâu nên không ít bà mẹ chồng thấu hiểu và thông cảm cho nỗi nhớ nhà của những nàng dâu.
"Mình lấy chồng cách nhà hơn 1 ngàn km, nhưng Tết năm nào mẹ chồng cũng xúi về quê ngoại ăn Tết với ông bà ngoại, có năm tối 30 tết 2 vợ chồng mới đặt được vé, về tới nhà đúng giao thừa luôn. Mẹ chồng cũng bảo cả năm xa nhà rồi Tết phải về ngoại với ông bà cho mọi người đỡ nhớ. Còn ở nhà nội thì ở cả cuộc đời rồi. May mắn có mẹ chồng tâm lí, cho chồng thấu hiểu cho nên khoảng cách địa lí giữa nhà nội và nhà ngoại chẳng còn xa nữa", chị H.A chia sẻ.
Gia đình chị Q.L thì chia Tết nội Tết ngoại khá công bằng để cả hai bên cùng vui vẻ. "Mình 1 năm ngoại 1 năm nội. Ở với nhà chồng cả năm rồi còn gì nữa. Năm nào ăn Tết ngoại thì tầm 27, 28 thì về ngoại đến mùng 6 về nội. Còn nếu năm nào ăn Tết nội thì mùng 2 mình về ngoại. Chứ chẳng có chuyênn tTết không về với bố mẹ mình cả. Phụ nữ đôi khi không nên nhu nhược quá chống nó được đằng chân nó lân đằng đầu".
Ngoài ra với cá nhân chị K.L cũng cho rằng, "Dù xuất giá tòng phu, nhưng cả năm chỉ có một ngày Tết thì cùng phải đủ đầy ở cả hai bên. Mùng 1 Tết nội, mùng 2 Tết ngoại - câu nói này bao năm vẫn đúng. Nhà mình cách nhà ngoại 20 km nên mùng 2 năm nào cả nhà cũng qua chúc Tết bên ngoại. Ông bà nội cùng cần con cháu sum vầy, cũng muốn có Tết náo nhiệt thì ông bà ngoại cũng thế, cũng mong ngày đoàn viên, cũng ngóng con gái lấy chồng xa trở về vậy. Chỉ mong những ông chồng hiểu hơn cho những nỗi niềm của vợ, của những người đi làm dâu và cả nỗi lòng của một người con gái lấy chồng xa nhà...".
Năm mới là dịp đoàn viên, sum hop vui vẻ vì thế đừng chỉ vì việc "Tết nội Tết ngoại" mà khiến gia đình rơi vào "chiến tranh", mất luôn cả Tết. Để không bên nào phải buồn và hụt hẫng thì hai vợ chồng cũng nên có mộtlịch ăn Tết đầy đủ, chu đáo không nặng bên này, nhẹ bên kia để vợ chồng cùng vui vẻ, thoải mái và bố mẹ hai bên đều cảm thấy hạnh phúc. Nếu khoảng cách hai quê quá xa thì nên có kế hoạch năm nay Tết nhà nội, sang năm Tết nhà ngoại, hoặc vài năm ăn Tết nhà ngoại một lần.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
6 con giáp tỏa sáng năm 2025: Lộc lá đầy nhà, thành công rực rỡ