Đời sống

Cây nắp ấm - thuốc lợi tiểu, trị phù thũng

Theo đông y, cây nắp ấm có vị ngọt, tính mát; có công năng nhuận phổi, giảm ho, lợi tiểu, bài sỏi, giải độc, tiêu phù.

‘Bật mí’ các bài thuốc trị bệnh từ giấm / Không biết bài thuốc đơn giản mà hiệu quả này từ lá húng chanh chắc chắn bạn sẽ hối hận

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Theo Bệnh viện Y học cổ truyền Đà Nẵng, cây nắp ấm thường mọc ở đầm lầy nước ngọt, nước tù đọng và đất chua vùng thấp cho đến ẩm lầy dưới tán rừng thông. Mùa hoa quả từ tháng 5 - 12. Tái sinh bằng hạt, bằng cành. Dân gian dùng thân, lá làm thuốc lợi tiểu, trị phù thũng, mụn nhọt và dùng thay thế loài nắp ấm - nepenthes mirabilis.

Trong đông y, nắp ấp chủ trị phổi ráo ho ra máu, ho do cảm mạo, ho gà, viêm gan vàng da, viêm loét dạ dày - hoành tá tràng, kiết lỵ, sỏi niệu, phù thũng, cao huyết áp, tiểu đường, nhọt độc sưng lở, trùng thú cắn. Liều dùng 15 - 30g khô, 30 - 60g tươi. Dùng ngoài giã đắp tùy thích. Nghiên cứu dược lý cho thấy cao toàn cây nắp ấm có tác dụng ức chế tụ cầu khuẩn vàng.

Đơn thuốc:

1. Viêm gan vàng da, bệnh đường tiết niệu, sỏi: nắp ấm, mã đề, kim tiền thảo, đều 30g, sắc uống.

 

2. Huyết áp cao: Nắp ấm 30-50g, nấu uống. Có thể phối hợp với câu đằng 9g và hy thiêm 15g.

3. Đái tháo đường, khát nước nhiều, khô cổ: nắp ấm 30g, giảo cổ lam 25g, thiên môn đông 25g. Nấu với 3 lít nước giữ sôi 20 phút. Chia 3 - 4 lần uống trong ngày, liên tục 1 - 3 tháng. (Chú ý theo dõi đường huyết thường xuyên). Đây là bài thuốc kinh nghiệm của Lương y Nguyễn Đức Nghĩa ở TP.HCM.

Lưu ý: Không dùng nắp ấm cho phụ nữ có thai; Uống nước nắp ấm, nước tiểu sẽ có màu đỏ sẫm như màu cà phê, không cần phải lo lắng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm