Đời sống

‘Bật mí’ các bài thuốc trị bệnh từ giấm

DNVN – Giấm là kết quả của quá trình lên men tự nhiên của rượu. Tùy vào nguyên liệu tạo thành mà giấm được phân thành giấm gạo, giấm táo, giấm nho,… Không những được dùng làm gia vị trong các món ăn, giấm còn là vị thuốc và phụ liệu để tăng tác dụng trị bệnh.

Cách tự làm giấm táo cực ngon ở nhà / 'Bật mí' cách ngâm giấm táo tại nhà chữa 'bách bệnh'

Thành phần hóa học chính của giấm là acid acetic. Giấm còn có tính sát trùng nhẹ nên thường được sử dụng trong việc tẩy rửa. Từ lâu, người ta vẫn thường sử dụng giấm trong các bài thuốc dân gian để điều trị một số bệnh và đem lại hiệu quả cao.

Giấm có nhiều tác dụng trị bệnh
Tăng huyết áp
Nguyên liệu: 5 – 10 ml giấm ăn, 10 hạt đậu phộng.
Cách làm: Ngâm lạc và giấm vào buổi tối, sáng hôm sau ăn cả lạc và giấm. Sử dụng liên tục trong 15 ngày.
Hen phế quản
Nguyên liệu: 200 ml giấm ăn, 10 củ tỏi, 100g đường.
Cách làm:
- Tỏi bóc vỏ thái mỏng, sau đó cho giấm, đường vào. Ngâm hỗn hợp trong 3 ngày 3 đêm trước khi sử dụng.
- Mỗi lần dùng 1/2 muỗng ăn, mỗi ngày 3 lần sau ăn. Dùng liên tục trong 3 ngày.
Đầy bụng, buồn nôn
Nguyên liệu: 15 ml giấm ăn, 5 ml nước ép gừng tươi.
Cách làm: Khuấy đều hỗn hợp giấm ăn và nước gừng với nhau. Sau đó cho khoảng 1/2 chén nước vào.
Một số loại giấm thường được sử dụng

Giấm gạo thường có màu vàng nhạt
Giấm gạo
Giấm gạo thường có màu vàng nhạt, đỏ hay đen tùy theo loại gạo được sử dụng để lên men.
Loại này thường được sử dụng phổ biến ở các nước Châu Á.
Giấm táo
Giấm táo được làm từ nước ép táo cho lên men rượu để thành giấm, thường có màu vàng nhạt.
Loại này thường được thấy ở các nước phương Tây.
Lưu ý: Không nên dựng giấm trong các loại chai bằng đồng vì sẽ xảy ra phản ứng ăn mòn kim loại.
Tuệ Tâm (tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm