Cây xấu hổ có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Những bài thuốc tuyệt vời từ quả và hạt quất, ít ai biết / 10 bài thuốc hay từ dưa chuột
Cây xấu hổ có tác dụng gì và chúng chữa trị được những bệnh lý gì là câu hỏi được nhiều người đặt ra mỗi khi thấy loại cây này mọc quanh nhà.
1. Những đặc điểm của cây xấu hổCây xấu hổ có đặc điểm là khi chúng ta chạm vào lá của chúng thì lá cây sẽ cụp rủ xuống nhanh chóng. Cây còn có tên khác là cây cỏ thẹn, cây mắc cỡ, cỏ trinh nữ. Loại cây này mọc hầu như ở khắp nơi trên lãnh thổ Việt Nam. Bộ phận chính dùng để làm thuốc là rễ và lá cành. Rễ cây sẽ được thu hoạch quanh năm, sau đó thái mỏng và phơi hoặc sấy khô. Còn cành lá sẽ được thu hái vào mùa hạ, có thể dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần.
Trong Đông y thì cây xấu hổ có thể sử dụng hầu hết các bộ phận dùng để làm thuốc. Trong đó cành và lá cây thường có vị ngọt, hơi đắng, tính lạnh và hơi độc. Khi sử dụng vào cơ thể có công dụng giúp thanh can hỏa, an thần, hỗ trợ tiêu tích, giải độc; thường được chỉ định dùng trong các bài thuốc an thần, dưỡng tâm, hỗ trợ giải độc cho cơ thể.
Rễ cây xấu hổ có tác dụng gì?
Trong khi đó, rễ của cây xấu hổ có vị chát, tính ấm, hơi đắng, chứa ít độc tố, có tác dụng chỉ khái, hóa đàm, hòa vị, hoạt lạc, tiêu tích,…
3. Công dụng của cây xấu hổ trong chữa bệnh mất ngủCác hoạt chất có trong cây xấu hổ mang đến tác dụng hỗ trợ ức chế thần kinh trung ương nhờ việc hiệp đồng với các meprobamat, hexobarbital, giúp tăng tác dụng của các bibactyl giúp giấc ngủ được kéo dài một cách yên ổn hơn. Ngoài hỗ trợ chữa mất ngủ, cây xấu hổ còn giúp giảm đau, giải độc, chấn kinh. Trong dân gian, người ta hay sử dụng cây xấu hổ để sắc thành thuốc uống để giúp giấc ngủ đến dễ hơn, ngủ ngon hơn, định thần và thoải mái thần kinh hơn.
Cây xấu hổ được tin dùng trong các loại thuốc thảo dược chữa bệnh hiện nay nhờ chúng giúp giải quyết dứt điểm cơn mất ngủ kéo dài nhưng không gây nghiện hay tác dụng phụ. Làm cho đầu óc con người thoải mái, an thần, giấc ngủ sâu và ngon hơn.
Cách thực hiện:
- Bài thuốc 1: Dùng 15g cây xấu hổ phơi khô, cây nụ áo hoa tím 15g, đất hoa vàng 30gam, lạc tiên, thảo quyết minh, bạch môn mỗi loại 10g, đun tất cả trong ấm đất và uống mỗi ngày. Chỉ cần duy trì sử dụng đều đặn trong 1 tuần sẽ thấy kết quả rất tốt.
- Bài thuốc 2: Rửa sạch khoảng 15-20g cành của cây xấu hổ đã được thái mỏng hoặc cắt ngắn, mang đi phơi khô, đun nước uống mỗi ngày.
4. Tác dụng của rễ cây xấu hổ trong điều trị đau nhức xương, thoát vị đĩa đệmNhững người có vấn đề về xương khớp có thể dùng rễ cây xấu hổ để chữa đau lưng, chân tay tê bì, đau nhức xương khớp rất hiệu quả. bạn có thể dùng riêng hoặc kết hợp cùng các vị thuốc khác theo các cách sau:
- Rễ xấu hổ (mang đi thái mỏng, tẩm thêm rượu, sao cho thơm) 30g sắc cùng với 400ml nước cho sắc lại còn 100ml, chia đều uống 2 lần trong ngày.
- Rễ xấu hổ, gai tầm xoọng, hy thiêm, dây đau xương, thổ phục linh, thiên niên kiện, tục đoạn, kê huyết đằng, dây gắm, mỗi thứ 12g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
- Rễ xấu hổ, rễ cúc tần, rễ bưởi bung, mỗi thứ 20g; rễ cam thảo dây,rễ đinh lăng, mỗi thứ 10g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang hoặc có thể ngâm rượu.
Dùng hỗ trợ điều trị và dự phòng tái phát thấp khớp, đau xương, tê thấp: Rễ cây xấu hổ kết hợp với rễ cây lá lốt, mỗi thứ từ 15 - 20g dạng khô, sắc uống trong ngày. Có thể dùng nước sắc từ cây xấu hổ và cây lá lốt, cho vào thêm một chút muối ăn để ngâm các khớp cho bệnh nhân trong khoảng 20 - 30 phút khi nước thuốc còn ấm.
Bài thuốc tắm chữa viêm khớp: Cây xấu hổ và lá lốt, mỗi thứ 40-50g, quế chi 15g, lá long não 20g; tía tô, hoắc hương, cây hy thiêm, đơn tướng quân, lá ngải cứu, mỗi thứ 30 - 40g. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, thêm nước xâm xấp mặt rồi đun sôi tới khi dậy mùi thơm thì trùm kín vải để hơi nước thuốc ngấm vào bộ phận cần chữa trị. Xông trong khoảng 10 - 15 phút hằng ngày tới khi mồ hôi ra toàn thân thì dừng lại. Nên tắm hoặc xông hơi mỗi ngày 1 lần. Một liệu trình thường kéo dài trong 2 tuần, sau đó nghỉ 1 tuần rồi thực hiện tiếp liệu trình khác.
5. Một số công dụng chữa bệnh khác của cây xấu hổBên cạnh các tác dụng trên, bạn cũng có thể sử dụng cây xấu hổ thái mỏng và phơi khô rồi sắc uống mỗi ngày để điều trị các loại bệnh khác như:
- Chữa viêm dạ dày mạn tính: Dùng rễ cây xấu hổ rửa sạch đất cát rồi mang đi thái nhỏ và phơi khô. Mỗi lần lấy 10-15g sắc với nước uống trong ngày.
- Chữa bệnh Zona: Giã nát một nắm lá cây xấu hổ đã rửa sạch, đắp vào chỗ bị bệnh. Đắp 2-3 lần/ ngày. Nên làm sạch và thấm khô vết thương trước khi đắp lá thuốc lên.
- Chữa viêm khí quản mạn tính: Dùng 100g rễ cây xấu hổ sắc cùng với 600ml nước còn 100ml, chia đều 2 lần uống trong ngày; mỗi liệu trình nên kéo dài từ 8-10 ngày. Theo các nghiên cứu lâm sàng cho thấy rằng có đến 70% bệnh nhân đã khỏi bệnh hoặc có chuyển biến tốt chỉ sau 1 liệu trình điều trị bằng phương pháp này. Tỷ lệ này đạt 80% sau 2-3 liệu trình, mỗi liệu trình tốt nhất nên cách nhau từ 5-10 ngày. Khi điều trị tốt nhất bạn nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ nếu có nhiều bệnh lý nền nguy hiểm.
- Chữa đầy bụng chậm tiêu: Lấy 16g lá và cành xấu hổ, thần khúc 12g; bạch thược, mạch nha mỗi loại 16g. Sắc làm 2 lần uống, mỗi lần uống một bát thuốc sau khi ăn trưa và tối. nên dùng trong 3 - 5 ngày.
- Chữa cao huyết áp: Cả cây xấu hổ, hoa dại, trắc bách diệp,đỗ trọng, câu đằng, lá vông nem, , thân lá bạch hạc, hạt muồng sao mỗi vị 6g; tang ký sinh, hà thủ ô mỗi vị 8g, địa lang 4g. Cho tất cả vào ấm đất sắc uống trong ngày. Có thể luyện thành viên hoặc tán bột, mỗi ngày uống 20-30g.
- Chữa bệnh trĩ: dùng nắm tay lá xấu hổ tươi (chỉ lấy lá, cắt bỏ gân lá, gai) và 1 cốc rượu trắng (khoảng 10 độ). Lá xấu hổ sau khi rửa sạch thì cho vào chảo và sao lên đến khi lá khô lại. Sau đó, đổ xuống nền đất sạch cho nguội (còn gọi là hạ thổ).
Tiếp theo chuẩn bị một cái tô, đổ phần rượu đã chuẩn bị vào rồi đem chưng cách thủy tất cả nguyên liệu. Nên chưng cùng lửa nhỏ cho đến khi rượu bay hơi hết, lúc này hỗn hợp nước trong tô sẽ chuyển thành màu vàng cánh gián là xong. Khi dùng, chỉ việc chia thuốc làm 2 lần uống mỗi ngày. Một liệu trình thường sẽ kéo dài trong 7 ngày, hết 7 ngày nếu bệnh không thuyên giảm nhiều thì nên tạm nghỉ 5 ngày, sau đó tiếp tục điều trị lại một liệu trình khác.
6. Vài lưu ý khi sử dụng cây xấu hổ để trị bệnhCây xấu hổ là loại dược liệu mọc hoang nên rất dễ tìm kiếm và dùng để điều trị nhiều bệnh. Tuy nhiên chúng sẽ không mang lại tác dụng nhanh chóng và hiệu quả tức thì như các loại thuốc tây kê đơn nhưng lại có tác dụng từ từ và mang đến hiệu quả lâu dài, lại an toàn cho sức khỏe người bệnh.
Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn trả lời được câu hỏi cây xấu hổ có tác dụng gì đối với sức khỏe. Khi sử dụng cây xấu hổ trong chữa bệnh cần lưu ý, chỉ khi dùng với liều lượng thích hợp thì bài thuốc mới phát huy tối đa tác dụng điều trị. Khi dùng cây xấu hổ phải được rửa kỹ, chế biến sạch và đúng cách.
Tuyệt đối không dùng kết hợp cây xấu hổ với thuốc Tây hoặc dùng quá dài ngày vì có thể gây tổn hại cho sức khỏe. Tốt nhất bạn nên tham khảo và nhận được sự tư vấn hỗ trợ của các thầy thuốc, bác sĩ chuyên khoa khi muốn sử dụng loại thảo dược này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn