Đời sống

Chế biến hành lá sai cách có nguy cơ thành 'thuốc độc'

Hành lá là rau gia vị quen thuộc tạo nên sức hấp dẫn cho món ăn, tuy nhiên, nếu không biết sử dụng đúng cách, bạn có thể biến hành thành "thuốc độc”.

4 cách khắc phục tình trạng lỗ chân lông to, giúp da sáng mịn, tự tin đón Tết / Vừa lên chức, nữ trưởng phòng bị đề nghị điều khó nghĩ

Ghi nhận từ Infonet, hành luôn được coi là thực phẩm có tính kháng viêm cao. Ngoài ra, nó lại rất giàu vitamin A, B, C và là một nguồn dinh dưỡng thiên nhiên tiềm năng cung cấp acid folic, canxi, phốt pho, magiê, crom, sắt và chất xơ. Tuy cùng là một giống nhưng sự khác nhau về chủng loại, thời gian trồng và thời gian lưu trữ cũng làm cho các loại hành này có tác dụng dinh dưỡng khác nhau.

Theo những nghiên cứu ghi chép thì hành đã được sử dụng từ những năm trước công nguyên và là một vị thuốc chữa được rất nhiều bệnh.

Trong 12 gram hành lá có chứa 20 microgram vitamin K và 1,6 microgram vitamin C. Cả hai loại vitamin này đều rất cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì xương chắc khoẻ. Hợp chất chứa trong hành có thể ngăn ngừa các tác động phá vỡ xương. Hành lá còn đặc biệt tốt với phụ nữ có nguy cơ bị loãng xương khi trải qua thời kỳ mãn kinh.

 Hành lá rất tốt chơ cơ thể nhưng cũng gây hại nếu chế biến sai cách.
Hành lá rất tốt chơ cơ thể nhưng cũng gây hại nếu chế biến sai cách.

Sự hiện diện của crom, vitamin B6 và lưu huỳnh trong hành lá giúp tim luôn khỏe mạnh. Crom không chỉ làm giảm lượng cholesterol xấu mà còn làm tăng lượng cholesterol tốt trong cơ thể, do đó bảo vệ trái tim của bạn khỏi những căn bệnh tiềm ẩn.

Hành lá cũng giúp những người mắc bệnh liên quan tới huyết áp cải thiện sức khỏe đáng kể do sự hiện diện của kali. Nhờ sự ổn định của cả cholesterol và huyết áp, hành lá giúp giảm những rủi ro liên quan với nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Đặc biệt, hành lá cũng chứa pectin, có thể làm giảm tỷ lệ mắc ung thư đại tràng; các nguyên tố vi lượng selen trong hành lá có thể làm giảm hàm lượng nitrit trong dạ dày, phòng ngừa ung thư dạ dày.

Quercitin trong hành lá có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư trong ruột kết, do đó làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Bên cạnh đó, chất kaempferol, một loại flavonoid khác trong hành lá cũng có tác dụng tích cực cho phụ nữ, làm giảm rủi ro liên quan đến ung thư buồng trứng.

Theo VTC News, bên cạnh những mặt có lợi thì hành lá cũng là con dao hai lưỡi nếu chúng ta kết hợp với một số thực phẩm khác như đậu phụ và mật ong.

Axit oxalic trong hành lá sẽ chuyển hóa thành canxi oxalate khi chúng ta chế biến chung với đậu phụ, quá trình này cản trở cơ thể hấp thụ canxi. Chúng ta cũng không nên cho hành vào những thực phẩm giàu canxi vì sẽ làm giảm hàm lượng dinh dưỡng của loại thực phẩm đó.

Hành và mật ong khi kết hợp với nhau sẽ sản xuất ra các chất độc hại cho cơ thể.Hành kết hợp với các món có mật ong cũng có thể gây tiêu chảy. Mật ong có tác dụng thanh nhiệt; trong hành chứa nhiều chất, gặp axit hữu cơ và enzyme trong mật ong, sẽ sinh ra phản ứng hóa học, sinh ra chất có độc và kích thích đường tiêu hóa, gây trướng bụng, tiêu chảy.

Hành kết hợp với thịt chó cũng là cách chế biến sai lầm nhất của các bà nội chợ. Hành và thịt chó đặc biệt kỵ nhau, nếu chúng ta ăn lẫn sẽ không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là những bệnh nhân mắc chứng viêm mũi.

Theo đông y, hành có tính ấm nên tránh dùng cho người có dương thịnh, hỏa bốc. Ăn quá nhiều sẽ gây phản tác dụng như có thể làm mắt mờ, tóc chóng bạc, thậm chí cản trở ra mồ hôi.

Phụ nữ có kinh sớm, kinh nhiều nên tránh ăn nhiều hành. Ngoài ra, không được dùng hành cũng mật ong và không được dùng ở người huyết áp cao.

Do đó, để dùng hành phòng chữa bệnh có hiệu quả bằng cả hai hình thức ăn và thuốc, cần bảo toàn tác dụng của tinh dầu và men rất dễ bị phân hủy. Hành tươi sống có tác dụng mạnh hơn hành luộc chín. Hành nên nghiền nát để tế bào thoát hoạt chất, sau đó để vài phút cho men chuyển hoạt chất thành chất cho tác dụng dược lý cần thiết. Là gia vị, hành nên cho vào sau khi nấu chín món ăn và chỉ để một lúc, tránh để hoạt chất quý bị nhiệt phá hủy.

Hành là loại gia vị thông thường trong các bữa ăn hàng ngày. Cũng như những loại thảo dược thiên nhiên khác, hành lá được Y học đánh giá cao trong khả năng phòng và trị bệnh. Tuy nhiên, hãy sử dụng đúng cách để bảo vệ sức khỏe một cách an toàn nhất.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm