Đời sống

Chế biến thịt lợn theo cách này bạn đang tự 'rước' bệnh nguy hiểm vào người

Thịt lợn là món ăn phổ biến của người Việt, tuy nhiên những sai lầm trong khâu chế biến có thể gây hại cho sức khỏe của gia đình bạn.

Kết hợp đậu phụ với những thực phẩm này sẽ giúp món ăn thêm giàu dưỡng chất, có lợi cho sức khỏe / 2 cách ăn quen thuộc vô tình biến mộc nhĩ trở thành thực phẩm có hại cho sức khỏe

sai-lam-khi-che-bien-thit-lon
Ảnh minh họa.

Dưới đây là một số sai lầm khi chế biến thịt lợn bạn không nên mắc phải để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình thân yêu của mình:

Thêm nước lạnh khi luộc thịt

Đây cũng là một sai lầm khi luộc thịt mà khá nhiều người mắc. Nhiều chị em nghĩ rằng việc đổ nước lạnh vào thịt khi đang luộc là vô hại, vì kiểu gì cũng sẽ đun sôi lên.

Tuy nhiên việc làm đơn giản này theo các chuyên gia dinh dưỡng lại không tốt. Bởi khi thịt đang luộc dở ở nhiệt độ cao, việc chế thêm nước lạnh sẽ làm các protein và chất béo trong thịt, xương lập tức bị kết tủa, làm thịt co lại và cứng, không chỉ làm mất đi dinh dưỡng mà mùi vị cũng bị ảnh hưởng.

Nhiều người cũng hay cho muối vào thịt khi đun nấu mà không biết NaCl trong muối sẽ làm protein trong thịt kết tủa và cũng khiến miếng thịt teo lại và cứng.

 

Chần thịt mong loại bỏ hóa chất

Có nhà thì sử dụng nước sôi chần qua thịt không chỉ 1 lần mà còn chần qua nhiều lần với ý nghĩ các tạp chất có trong thịt có thể loại bỏ hết. Tuy nhiên, theo chuyên gia đây là việc làm hoàn toàn không có tác dụng, mà ngược lại, chúng còn khiến thịt ngậm hóa chất nguy hại hơn.

Để giảm thiểu độc tố trong thịt, cần rửa sạch thịt, sau đó ngâm vào nước muối loãng, vì nước muối có tác dụng loại bỏ các chất bẩn từ trong thịt, hơn nữa khi ăn thịt sẽ được thơm hơn.

Nấu thịt quá lâu

Nhiều gia đình có thói quen đun thịt, ninh xương âm ỉ trên bếp thật lâu để cho thịt mềm, ngon… Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe cho biết, ở nhiệt độ 200 – 300 độ C, axit amin, creatinin, đường và các hợp chất vô hại trong thịt sẽ xảy ra phản ứng hóa học, hình thành các axit amino aromatic. Trong chất này có chứa đến 12 loại hợp chất hóa học, trong đó có 9 loại có khả năng gây ra ung thư.

 

Do vậy, các chuyên gia khuyến cáo không nên nấu thịt quá lâu, quá chín. Chỉ nên nấu cho thịt vừa đủ mềm, khi thấy xuất hiện lớp bọt đầu tiên do thịt tiết ra thì nên vớt vứt bỏ đi, điều này có thể giảm thiểu ảnh hưởng có hại do các axit amino aromatic gây ra.

sai-lam-khi-che-bien-thit-lon-1

Cách chọn thịt tươi ngon và an toàn

Thịt ngon khi luộc có nước trong, váng mỡ to, có mùi thơm của thịt và đặc biệt không có mùi lạ.

Lấy ngón tay ấn vào thịt, không để lại vết lõm khi bỏ ngón tay ra và không bị dính. Tủy lợn bám chặt vào thành ống tủy, màu trong, đàn hồi. Khi luộc hoặc chế biến, nước canh trong, mùi vị thơm ngon, trên mặt có nổi một lớp mỡ với vết mỡ to.

Trong khi đó, thịt kém tươi và ôi sẽ hơi xanh nhạt hoặc hơi thâm, thậm chí còn bị đen, không bóng. Màng ngoài nhớt nhiều hay bắt đầu nhớt. Mỡ màu tối, độ rắn giảm sút, mùi vị ôi. Mặt khớp có nhiều nhớt. Dịch hoạt đục. Nước canh đục, mùi vị hôi, trên mặt lớp mỡ, tách thành những vết nhỏ hoặc hầu như không còn vết mỡ nữa. Tủy róc ra khỏi ống tủy, màu tối hoặc nâu, mùi hôi..

 

Thịt lợn kém chất lượng hoặc lợn bệnh, lợn chết có màu đỏ bầm, nhũn nhão, độ đàn hồi kém, rỉ dịch nhiều, cắt sâu vào sẽ có máu. Nếu heo chết đã lâu, thịt heo bị phân hủy sẽ có mùi hôi; lớp bì tím bầm, nước luộc đục, không thơm.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm