Đời sống

Chế độ ăn dành cho người bị rối loạn tiền đình

Để giảm các triệu chứng do bệnh rối loạn tiền đình gây ra thì cần có chế độ ăn hợp lý.

Mách bạn 4 thời điểm không nên ăn cá để đảm bảo sức khỏe / Những lợi ích của đậu nành với sức khỏe

Rối loạn tiền đình là gì?

Chế độ ăn dành cho người bị rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình ảnh hướng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Ảnh nguồn: Internet

Tiền đình là bộ phận thuộc hệ thần kinh nằm ở phía sau ốc tai hai bên. Tiền đình có vai trò cân bằng cơ thể, duy trì trạng thái thăng bằng ở các tư thế, trong hoạt động, phối hợp các bộ phận cử động như mắt, tay, chân, thân mình...

Rối loạn tiền đình là tình trạng quá trình truyền dẫn và tiếp nhận thông tin của tiền đình bị rối loạn hoặc tắc nghẽn do dây thần kinh số 8 hoặc động mạch nuôi dưỡng não bị tổn thương hay các tổn thương khác ở khu vực tai trong và não. Điều này khiến cho tiền đình mất khả năng giữ thăng bằng, cơ thể loạng choạng, hoa mắt, chóng mặt, quay cuồng, ù tai, buồn nôn... Những triệu chứng này lặp đi lặp lại nhiều lần, xuất hiện đột ngột khiến người bệnh rất khó chịu, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và khả năng lao động của người bệnh.

Phân loại bệnh tiền đình

Có hai loại rối loạn tiền đình là:

Rối loạn tiền đình có nguồn gốc ngoại biên

 

Do tổn thương hệ tiền đình ngay tại vùng tai trong. Triệu chứng thường rầm rộ bệnh nhân chóng mặt và mất thăng băng nhiều nhưng không nguy hiểm đến tính mạng. Đa số mọi người hay mắc nhóm bệnh này

Rối loạn tiền đình có nguồn gốc trung ương

Rối loạn tiền đình trung ương do các tổn thương nhân tiền đình ở thân não, tiểu não. Nhóm bệnh này ít gặp, triệu chứng không rầm rộ. Tuy vậy nhóm bệnh này thường nguy hiểm và khó chữa hơn nhóm bệnh tiền đình có nguyên nhân ngoại biên.

Chế độ ăn dành cho người bệnh tiền đình

Chế độ ăn khoa học, phù hợp có thể phòng ngừa và cải thiện các dấu hiệu của bệnh tiền đình: Tăng cường bổ sung các loại rau xanh như rau cải cúc, cải xoong, rau ngót, các loại đỗ, đậu... các sản phẩm từ sữa.

 

Bổ sung hoa quả tươi chứa các loại vitamin có trong táo, cam, lê, chuối... tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể. Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm và đồ uống có lượng đường, muối cao, các đồ ăn nhanh.

Không sử dụng các thực phẩm và đồ uống có chứa chất kích thích caffein (caffein khiến tình trạng ù tai tăng lên). Hạn chế rượu, bia. Uống đủ lượng nước từ 1,5 - 2,5 lít nước/ngày (bù lượng nước cơ thể bị mất).

Không hút thuốc lá (nicotine trong thuốc lá làm giảm cung cấp máu cho tai trong bằng cách thắt mạch máu, gia tăng ngắn hạn huyết áp). Ngoài ra cần cẩn trọng khi dùng các loại thuốc kháng acid, kháng viêm không steroid NSAIDs, aspirin…

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm