Chế độ ăn làm tổn thương tim mạch và mạch máu: Nhiều gia đình mắc phải
Canh cua đồng thì ngon thật nhưng những kiểu người này nên tuyệt đối tránh xa kẻo hối hận / Bí quyết giảm cân bằng chuối vô cùng đơn giản, dễ ăn lại xuống cân nhanh chóng
Cơ thể sẽ mất đi một lượng muối nhất định thông qua các hoạt động của cơ thể như đi vệ sinh, tiết mồ hôi, nước mắt,… Do đó, mỗi người đều cần bổ sung muối cho cơ thể qua thực phẩm chính là phương pháp bù lại lượng muối mất đi.
Tuy nhiên, bạn không nên tiêu thụ nhiều muối vì những lý do sức khỏe.
Chế độ ăn nhiều muối làm tổn thương tim mạch và mạch máu
Tại Hội nghị chuyên đề 2022 về thực hành giảm muối trong ngành công nghiệp thực phẩm do Hiệp hội Dinh dưỡng Trung Quốc chủ trì và Viện Dinh dưỡng và Sức khỏe Trung Quốc đăng cai tổ chức, nhiều chuyên gia liên tục nhấn mạnh rằng chế độ ăn nhiều muối sẽ gây “tổn thương” cho tim mạch và các bệnh về mạch máu não.
Báo cáo nghiên cứu khoa học về hướng dẫn chế độ ăn uống cho người dân Trung Quốc do Hiệp hội Dinh dưỡng Trung Quốc phát hành vào tháng 3/2020 đã nhấn mạnh tác hại của một chế độ ăn uống nhiều muối. Trong đó, 17% số ca tử vong do bệnh tim mạch liên quan đến tiêu thụ nhiều muối chiếm 17%.
Một số nghiên cứu dựa trên bằng chứng ở nhiều quốc gia cũng chỉ ra rằng giảm lượng muối ăn vào có thể làm giảm huyết áp và giảm gánh nặng bệnh tim mạch. Không chỉ làm tổn thương mạch máu, tim mạch, chế độ ăn nhiều muối còn liên quan mật thiết đến ung thư dạ dày, thừa cân béo phì, loãng xương.
Ảnh minh họa
Nên ăn bao nhiêu muối mỗi ngày là đủ?
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới mỗi người trưởng thành không nên ăn quá 5 gam muối mỗi ngày. Tuy nhiên, tại Việt Nam, theo điều tra năm 2015, mức tiêu thụ muối trung bình/người/ngày là 9,4 gam (nam 10,5g và nữ 8,3g).
Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) bạn nên ăn mặn ở mức độ vừa phải. Tiêu thụ khoảng 1.500mg natri mỗi ngày đối với hầu hết người trưởng thành, và tối đa là 2.300mg.
Thường xuyên dùng đồ ăn mặn có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh như sưng phù, yếu xương, hại dạ dày, hại thận, đột quỵ, bệnh tim, tăng huyết áp,…
4 nhóm thực phẩm chứa nhiều muối nên tránh
Các món mắm
TS. Nghiêm Nguyệt Thu – Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết một gia vị phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của người Việt chúng ta là các loại mắm, như nước mắm, mắm cá, mắm tôm chua, mắm ruốc, mắm tôm, mắm tép, mắm cáy, mắm…
Chúng thường được làm từ các loại cá, tôm, ruốc, moi, tép, cua, cáy trộn cùng muối và một số gia vị khác đặc trưng rồi ủ trong một thời gian cho lên men, tạo ra màu sắc và hương vị đặc trưng. Do đó mà lượng muối trong các loại thực phẩm này rất cao. Chẳng hạn, chỉ với 5g mắm tôm mà chứa 515mg muối; 5g mắm tép chua chứa 135mg muối.
Các thực phẩm muối chua
Thực phẩm muối để lên men như dưa muối, cà muối, kiệu, dưa chuột muối,… mặc dù khá đưa cơm nhưng lượng muối rất cao. Trong 100g dưa chuột muối có khoảng 2,5g muối.
Các loại thực phẩm ăn liền
Trong các loại thực phẩm ăn liền như giò, chả, ruốc, xúc xích, thịt xông khói, thịt hộp, cá hộp, mì ăn liền, pizza, mỳ spaghetti,… vốn đã chứa muối. Vậy nên đây cũng là những thực phẩm nên hạn chế ăn.
Các loại súp, nước dùng, nước sốt
Các loại súp, nước dùng cũng đặc biệt chứa nhiều muối. Trong 1 bát nước phở, nước bún cá, bún riêu cua (tương đương 200ml nước dùng) chứa khoảng 2-4gr muối.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
6 con giáp tỏa sáng năm 2025: Lộc lá đầy nhà, thành công rực rỡ