Đời sống

Chỉ cách bảo quản rau trong tủ lạnh để mua 1 lần dùng cả tuần vẫn tươi xanh, thơm ngọt

Chỉ cách bảo quản rau trong tủ lạnh để mua 1 lần dùng cả tuần vẫn tươi xanh, thơm ngọt và còn nguyên dưỡng chất.

Mẹo khử mùi hôi trong tủ lạnh cực hiệu quả bằng những nguyên liệu tự nhiên sẵn có / Để 2 cuộn giấy vệ sinh vào tủ lạnh, bạn sẽ ước mình biết mẹo này sớm hơn

bao-quan-rau
Ảnh minh họa.

Hãy phân loại các loại rau củ ra trước khi tiến hành bảo quản bằng tủ lạnh

Một số các loại rau quả, bạn nên nhớ, không nên cho vào tủ lạnh như: quả bơ, mơ, chuối, tỏi, kiwi, dưa leo, hành tây, lê, đào, mận, dứa và cà chua. Thay vào đó, bạn hãy bảo quản chúng ở nhiệt độ phòng để thực phẩm được tươi lâu hơn, không bị hư hỏng. Đây cũng là một trong những nguyên tắc quan trọng của cách bảo quản rau trong tủ lạnh mà bất kì ai cũng nên nhớ.

Đồng thời, khi tiến hành bảo quản rau củ, bạn nên cho vào bọc thực phẩm trước khi cho chúng vào tủ lạnh, việc làm này sẽ giúp cho thực phẩm tươi lâu hơn.

Đối với cần tây và súp lơ xanh, bạn hãy chúng lại vào trong giấy bạc trước khi cho vào tủ lạnh, việc làm này có thể giúp cho thực phẩm của chúng ta tươi lâu đến tạn 4 tuần.

Bên cạnh đó, việc lau dọn tủ lạnh thường xuyên cũng là một trong những thói quen tốt, tạo môi trường thuận lợi cho rau củ, giúp chúng tươi lâu hơn, giữ được mùi vị đặc trưng của thực phẩm.

 

Bảo quản ở nhiệt độ nào

Muốn rau tươi lâu, bạn nên để tủ lạnh ở nhiệt độ 1-4 độ C. Vì vi khuẩn thường phát triển mạnh khi rau quả được bảo quản ở nhiệt độ trên 4 độ C, ngược lại, nếu nhiệt độ thấp quá lại có thể khiến rau quả đóng băng, nhanh hỏng.

Không rửa rau củ trước khi cho vào tủ lạnh

Không nên rửa rau củ trước khi cho vào tủ lạnh và chỉ rửa trước khi bỏ ra sơ chế hoặc ăn. Nguyên do là vì quá nhiều độ ẩm khiến rau dễ bị biến màu, hư hỏng.

Đối với những loại thực phẩm củ quả như củ cải, cà rốt, xu hào... bạn nên cắt bớt ngọn trước khi cho vào tủ lạnh.

 

Dùng túi ni-lon

Phần lớn các loại rau củ tươi đều đòi hỏi độ ẩm từ 80-95% nhưng độ ẩm của tủ lạnh chỉ dừng lại ở mức khoảng 65%. Vì vậy, nên cho rau củ vào túi ni-lon để ngăn sự bay hơi nước khi cho vào tủ lạnh, đặc biệt là những thứ không có lớp vỏ bên ngoài.

Tuy nhiên, không nên sử dụng túi ni-lon với nấm rơm vì 90% thành phần nấm rơm là nước, chúng sẽ nhanh chóng đổ nhớt khi cho vào túi ni-lon. Ngoài ra, nấm rơm cũng có khả năng hấp mùi khi bảo quản chung với những thực phẩm có mùi mạnh. Vì vậy, tốt nhất là cho nấm rơm hay các thực phẩm nhiều nước vào túi giấy.

bao-quan-rau-qua3

Dự trữ rau xanh và trái cây riêng biệt

Phần lớn rau và trái cây được phân thành hai nhóm: Một nhóm được xem là những “nhà sản xuất” khí ethylene và nhóm còn lại nhạy cảm với ethylene. Vì vậy, nếu bảo quản chung thì sẽ làm những sản phẩm “nhạy cảm” chín nhanh hơn.

 

Táo, đu đủ, chuối, bơ và cà chua được xem là những nhà “sản xuất” khí ethylene. Những sản phẩm như rau diếp, bông cải xanh, chanh, cam và cà rốt lại thuộc nhóm nhạy cảm với khí ethylene. Ngoài ra, cũng cần lưu ý rau quả bầm dập hoặc một số loại rau, trái cây cũng có thể là nguyên nhân khiến những thứ để chung sản xuất nhiều khí ethylene hơn. Thông thường trái cây sản sinh ra nhiều khí hơn còn rau xanh lại khá nhạy cảm với những ảnh hưởng nguy hiểm của ethylene.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm