Chị em chú ý cách sử dụng đồ gốm sứ để lâu bền
Mẹ dẫn con gái đi khám vì đau họng, không ngờ phát hiện cả 2 đều bị ung thư tuyến giáp do thói quen bảo quản trứng sai cách / Hướng dẫn cách chọn và bảo quản gạo đúng cách trong mùa dịch
Đồ gốm được rất nhiều gia đình ưa chuộng. Nguồn ảnh: Internet
Sứ là một dạng vật liệu gốm được tạo ra bằng cách đun nóng nguyên liệu, thường bao gồm đất sét ở dạng cao lanh, trong lò với nhiệt độ khoảng 1.200 °C (2.192 °F) và 1.400°C (2.552 °F). Độ dẻo dai và độ sáng của sứ phát sinh chủ yếu là từ sự hình thành của thủy tinh và mullite khoáng sản trong các phần bị nung ở nhiệt độ cao.
Gốm có nhiệt độ nung thấp hơn sứ. Đồ sứ chỉ nung ở mức cao nhất là 1300 độ C, thông thường các lò gas cũng chỉ nung đến nhiệt độ 1280 độ C mà thôi. Nếu nâng nhiệt độ lên cao hơn nữa sản phẩm sẽ bị méo, bị sùi hoặc nứt, vỡ. Đồ gốm có nhiệt độ nung thấp hơn, chỉ khoảng 700 – 800 độ.
Gốm là đồ thô mộc đã nung qua lửa nhưng không có men, chất liệu thường là thô. Nếu như là gốm có tráng men thì phải gọi là đồ sứ.
Gốm là những sản phẩm làm từ đất sét và những hỗn hợp của nó với các phụ gia vô cơ hoặc hữu cơ, được nung qua lửa. Và theo nghĩa rộng, gốm là những sản phẩm được sản xuất bằng cách nung nguyên liệu dạng bột bao gồm các khoáng thiên nhiên và các chất vô cơ tổng hợp kể cả kim loại.
Tuỳ theo nguyên liệu và kỹ thuật chế biến nguyên liệu, cách nung (nhiệt độ) khác nhau tạo ra các loại gốm khác nhau, phổ biến là các loại: gốm đất nung, gốm sành nâu, gốm sành xốp, gốm sành trắng, đồ bán sứ, đồ sứ…Như thế, gốm là một tên gọi chung, và sứ là một trong những sản phẩm của gốm.
Gốm và sứ đều có thể tráng men, hoặc không (có loại sứ kỹ thuật không cần tráng men); và nếu dựa vào nhiệt độ nung để nhân biết thì đôi khi cũng không đúng, ví dụ, sành (gốm thô), đôi khi được nung ở nhiệt độ cao hơn sứ nó mới kết sành được, hay gốm chịu lửa, nó được nung ở nhiệt độ cao >1350°C, nhưng nó vẫn gọi là gốm.
Đồ gốm thường được ứng dụng trong trang trí nhà cửa, những bình hoa, lục bình hay những bức tranh gốm đẹp, gạch…
Đồ sứ thì được dùng trong phòng bếp, đồ gia dụng, bàn ăn, bộ trà, bộ ly, muỗng…
Vì được nung ở nhiệt độ cao và được tráng men nên về độ an toàn, không độc hại thì ta nên sử dụng sứ để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người thân trong gia đình.
Lưu ý khi sử dụng đồ gốm sứ
Vệ sinh đúng cách
Đối với bụi bẩn bám trên đồ gốm sứ, chỉ cần dùng khăn vải mềm mại nhúng vào nước ấm và lau sạch trong, ngoài bề mặt gốm sứ. Đối với những vết dơ, vết ố vàng trên nội thất ấm chén, bát đĩa… nên dùng một trong số những nguyên liệu sau để làm sạch:
Bột baking soda có tác dụng tẩy ố, làm đồ gốm sứ trở nên bóng loáng, sạch sẽ.
Bột tro mịn hoặc mùn cưa mịn, dùng một miếng vải rửa chén còn ướt chấm vào bột rồi đánh lên bề mặt gốm sứ để đánh bay các vết bẩn cứng đầu.
Hỗn hợp nước cốt chanh và giấm hòa cùng vụn vỡ vỏ trứng gà non, dùng giẻ lau mềm hoặc miếng mút để cọ rửa bề mặt đồ gốm sứ.
Dùng bột mì hòa cùng một ít nước lạnh, sau đó dùng giẻ thấm vào lau đều bề mặt gốm sứ.
Dùng bàn chải và kem đánh răng đánh đều nhẹ nhàng lên vết bẩn theo hình tròn cho đến khi vết bẩn biến mất rồi rửa lại đồ gốm sứ bằng nước sạch, dùng khăn mềm lau khô.
Kem đánh răng là cứu cánh cho các vết bẩn vàng ố.
Không lạm dụng nước Javel hoặc chất tẩy rửa;
Nhiều bà nội trợ thường có thói quen sử dụng nước Javel hoặc các chất tẩy rửa, để khử trùng hoặc làm bóng bát đũa, tách chén. Cách làm này cũng không phù hợp đối với đồ gốm sứ bởi chất tẩy rửa hoặc nước Javel có độ khử khuẩn khá mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của đồ gốm sứ.
Để rửa đồ gốm sứ đúng cách, các bà nội trợ nên dùng nước ước ấm và cho một ít nước cốt chanh hoặc giấm pha thật loãng.
Ngâm và rửa sạch từ 2 đến 3 lần rồi dùng khăn sạch, mềm lau thật khô trước khi cất vào tủ. Ngoài ra, nên lót dưới chậu rửa một lớp cao su hoặc xốp mút để tránh bị va đập, rơi vỡ của đồ gồm sứ.
Khắc phục các vết nứt
Nếu đồ gốm sứ có những vết nứt nhẹ, các bà nội trợ hãy thử rửa đồ gốm sứ nhẹ nhàng với nước ấm rồi dùng máy sấy tóc làm khô. Sau đó dùng keo epoxy bôi lên trên vết nứt và dùng khăn tẩm cồn lau thêm một vài lần nữa. Kế đến sử dụng băng dính dán lại chỗ nứt vừa bôi keo trong vòng 24 giờ, các bà nội trợ sẽ bất ngờ bởi những hiệu quả mà nó mang lại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Mỗi trận cãi vã với mẹ chồng, bà đều lăm lăm điện thoại – âm mưu đen tối khiến tôi bàng hoàng khi phát hiện ra sự thật!
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Tại sao nhân viên trẻ đẹp sẵn lòng làm lễ tân ở khách sạn dù lương không cao?