Đời sống

Gợi ý 3 cách bảo quản bánh mì có thể bạn chưa biết

Những cách đơn giản dưới đây có thể giúp bạn bảo quản bánh mì rất tốt mà không nhiều người biết đâu nhé.

2 cách làm món bánh mì chiên ngon tuyệt cho bữa sáng / Tự làm bánh mì chảo siêu ngon và ngộ nghĩnh cho bữa sáng dinh dưỡng

Dùng giấy bạc hoặc túi zip

Gợi ý 3 cách bảo quản bánh mì có thể bạn chưa biết

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Có thể bạn không biết, giấy bạc và túi zip luôn là những trợ thủ đắc lực cho các bà nội trợ, giúp họ bảo quản bánh mì giòn ngon, không quá khô mà vẫn giữ được một độ ẩm nhất định như bánh mì mới mua về.

Ngoài ra nếu bạn bọc bánh mì bằng giấy bạc, thì việc làm nóng lại bánh mì cũng sẽ trở nên cực đơn giản, chỉ cần bỏ vào lò nướng hoặc nướng trên bếp trong khoảng 5 - 7 phút là một ổ bánh mì thơm ngon vừa mới ra lò đang đợi bạn thưởng thức.

Nếu bảo quản trong túi zip thì bạn phải cắt bánh mì thành các lát mỏng vừa ăn sau đó bảo quản ở nhiệt độ phòng thoáng mát, sang ngày hôm sau bạn có thể lấy ra và làm các món như bánh mì hấp thịt băm thơm ngon hoặc bánh mì nướng tôm phô mai béo ngậy giàu dinh dưỡng cho cả nhà thưởng thức vào bữa sáng rồi nhé!

Bảo quản bằng khoai tây hoặc táo tươi

Khoai tây hay táo tươi là những nguyên liệu tự nhiên có công dụng hút ẩm cực tốt, nên thường được các chị em nội trợ sử dụng để làm cách bảo quản bánh mì cho gia đình mình. Tương tự như rau cần, cũng bỏ bánh mì vào một chiếc túi kín, sau đó cho vài lát khoai tây mỏng hay táo tươi vào chung rồi đóng miệng túi lại. Với cách này, có thể đảm bảo chiếc bánh mì của mình còn giòn thơm như lúc mới mua trong 1 – 2 ngày đầu.

 

Bảo quản bánh mì trong túi giấy

Trong 1-2 ngày đầu sau khi mới mua về, bánh mì vẫn còn mới. Các chị em có thể để chúng trong túi giấy và để ở những nơi thoáng mát. Cách bảo quản này giúp bánh mì giữ cho bánh khô ráo và có độ giòn ngon dù đã để qua một đêm.

Cách nhận biết bánh mì hết hạn sử dụng

Mặc dù hầu hết các thực phẩm đều ghi hạn sử dụng trên bao bì, những loại thực phẩm tươi như bánh mì thường được in khoảng thời gian sử dụng tốt nhất, điều này cho người sử dụng thấy thông tin về ngày dùng có thể dao động ngắn hơn hoặc lâu hơn bởi các yếu tố khác. Theo đó, để nhận biết bánh mì đã hết hạn sử dụng, bạn có thể dựa vào các dấu hiệu như: Bánh xuất hiện nấm mốc, mùi hôi, có vị lạ và kết cấu cứng,….

Vì vậy, khi nhận thấy chiếc bánh mì mà bạn chuẩn bị ăn có những dấu hiệu này cần phải loại bỏ ngay để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Bởi một số loại nấm mốc ở bánh mì có thể sản sinh ra độc tố mycotoxin, là chất độc có thể gây nguy hiểm khi ăn hoặc hít phải. Loại khuẩn Mycotoxin có thể gây khó chịu cho dạ dày và gây ra các vấn đề về tiêu hóa. Đồng thời phá vỡ hệ vi khuẩn đường ruột, dẫn đến hệ thống miễn dịch suy yếu và nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Nguy hiểm hơn, một số độc tố nấm mốc, chẳng hạn như nấm aflatoxin, có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư nếu được tiêu thụ với lượng lớn.

 

Vì vậy, để sử dụng bánh mì tốt nhất cho sức khỏe, đầu tiên bạn cần phải lựa chọn loại bánh mỳ tại cơ sở sản xuất uy tín với quy trình chế biến đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như sử dụng nguyên liệu sản xuất bánh mỳ đảm bảo chất lượng, không để bánh mỳ quá lâu, tốt nhất chỉ nên ăn bánh mỳ đã được sản xuất 1-2 ngày. Đồng thời, các bạn chỉ nên mua lượng bánh vừa phải và sử dụng hết trong ngày. Việc này giúp tránh phung phí thực phẩm cũng như giảm nguy cơ tiêu thụ bánh mì quá hạn.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm