Đời sống

Chỉ vắt chanh, dầm sấu khi luộc rau muống là sai: Phải thêm thứ này mới thanh nhiệt, giải độc

Nếu luộc rau muống mà cho thêm chút muối thì sẽ trở thành vị thuốc thanh nhiệt, giải độc trong ngày hè.

Phân loại thực phẩm nóng và mát: Tác động đến cơ thể như thế nào? / 4 thực phẩm các mẹ nhất định phải nấu chín kỹ trước khi ăn nếu không muốn rước bệnh, nhất là loại thứ 2

Luộc rau muống nên thêm gia vị gì?

Theo các chuyên gia đông y, rau muống không chỉ là loại thực phẩm thông thường, mà nó còn là vị thuốc được sử dụng từ lâu. Theo đó, rau muống giàu chất cellulose, lignin và pectin. Trong đó, pectin có thể thúc đẩy sự bài tiết các chất độc hại, thanh lọc cơ thể hữu hiệu. Trong khi lignin có thể giúp cải thiện sức sống của vi khuẩn tốt, chúng sẽ tiêu diệt vi khuẩn xấu và chống viêm.

Ngoài ra, rau muống còn có thể ngăn ngừa ung thư đường tiêu hóa, nhuận tràng nhanh và đẩy mạnh nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón, giảm ung thư ruột một cách rõ ràng. Món rau giản dị này còn chứa rất nhiều vitamin C và carotene, giúp tăng cường thể chất, phòng ngừa bệnh tật. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, rau muống có đủ bằng chứng chứng minh rằng nó làm giảm lượng đường trong máu, là món rau ăn kiêng tốt cho người bị tiểu đường.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Hà Nội) cho biết, rau muống vị ngọt nhạt, tính mát có tác dụng giải độc, nhuận tràng, kích thích tiêu hóa. Thậm chí, không cần phải kết hợp với vị thuốc nào, rau muống luộc cũng có tác dụng đối với sức khỏe con người. Điển hình nhất là tác dụng thanh nhiệt, giải độc.

Lương y Trung cho rằng, trong mùa hè rau muống thường được các gia đình luộc sau đó dầm cùng sấu hoặc vắt thêm chanh. Việc làm này không gây hại cho sức khỏe khi sử dụng, nhưng đây chỉ là cách làm để lừa vị giác con người vì cả sấu và chanh đều có vị chua, khi kết hợp với nước rau muống luộc lại rất dễ ăn.

“Nếu luộc rau muống mà cho thêm chút muối thì sẽ trở thành vị thuốc thanh nhiệt, giải độc trong ngày hè và còn có công dụng chống táo bón, thích hợp cho người huyết áp cao, nhịp tim nhanh”, lương y Trung nói.

Cách chọn rau muống ngon

1-38
Ảnh minh họa

Khi chọn mua rau muống ăn, bạn không nên mua những bó rau có cọng to hơn bình thường. Thay vào đó là những mớ rau ngọn nhỏ, nhìn hơi cứng hơn nhưng ăn lại rất giòn, ngon và an toàn hơn hẳn.

 

Ngoài ra, cũng không nên chọn loại rau khi tươi bẻ thấy quá giòn, lá màu xanh sẫm, nhìn từ xa mặt trên của lá rất bóng và mướt, vì rau này dùng quá nhiều đạm hoặc phân bón lá, khi luộc, nước rau luộc nóng có màu xanh nhạt, khi nước nguội biến thành màu xanh đen và có vẩn kết tủa đen.

Trước khi nấu, bạn nên rửa nhiều lần bằng nước sạch để loại bỏ phần nào hóa chất còn sót lại trên rau. Nếu khi rửa thấy nổi bong bóng quá nhiều thì rau đó có nguy cơ bị nhiễm hóa chất và không nên dùng nữa.

Những người không nên ăn rau muống

Người đang uống thuốc Đông y

Nếu bạn đang trong quá trình điều trị bệnh hoặc bồi bổ cơ thể bằng thuốc Đông y thi không nên ăn rau muống. Những dưỡng chất trong loại thực phẩm này có thể làm mất tác dụng, hiệu quả của thuốc khiến bệnh lâu khỏi.

Người suy nhược không nên ăn rau muống

 

Những người suy nhược cơ thể nặng thể hư hàn cũng không nên ăn rau muống.

Người điều trị ngoại khoa nội khoa không nên ăn rau muống

Những người đang điều trị nội khoa, ngoại khoa cũng không được khuyến khích ăn rau muống. Nếu ăn rau muống sẽ gây ra những sẹo lồi mất thẩm mỹ hoặc kéo dài thời gian điều trị.

Không ăn cùng với sữa

Vì những sản phẩm như sữa bò, sữa chua, pho mát đều giàu hàm lượng canxi, còn rau muống lại chứa một số thành phần hóa học có thể làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ can xi, do vậy khi ăn cùng lúc những loại thực phẩm này sẽ không mang lại giá trị dinh dưỡng cao nhất cho cơ thể.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm