Đời sống

Chữa bệnh từ cây hồng - ‘thứ quà của mùa thu’

Khi tiết trời chuyển sang thu cũng là lúc hồng bắt đầu chín rộ. Quả hồng không chỉ ngon, ngọt mà còn giàu dinh dưỡng, có thể ăn tươi, làm mứt. Vỏ, rễ, thân của cây hồng đều là vị thuốc giúp trị nhiều bệnh.

8 loại thực phẩm thông thường có tác dụng không ngờ trong việc chữa bệnh / Trứng gà - bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời bạn nên biết

Cây hồng được dùng làm thuốc chữa bệnh trong y học cổ truyền

Ở Việt Nam, cứ mỗi dịp rằm tháng 8, những trái hồng chín ngọt mát, đỏ dịu dàng bắt mắt như những đốm lửa lại được bày bán khắp mọi nơi. Ấy là khi mùa thu đã thực sự "chín", những cơn gió heo may về càng nhiều đón mùa đông sang. Quả hồng là một trong những loại trái cây màu cam rực rỡ, giống màu sắc của những trái cà chua, dâu tây…

Nhưng đâu chỉ là một loại quả ăn cho khoái khẩu, ăn cho hết đói... Quả hồng còn được y học cổ truyền trân trọng, nâng niu bởi đây cũng là một vị thuốc được sử dụng rộng rãi.

Từ lâu năm, dân gian ta đã biết sử dụng quả hồng cũng như các bộ phận của cây hồng để làm thuốc chữa bệnh trong Đông y. Ảnh ST.

Lương y Vũ Quốc Trung (Phòng Chẩn trị Y học Cổ truyền) nhận định, trong Đông y, quả hồng có vị ngọt chát, tính bình, có tác dụng chữa tiêu chảy, trĩ, đái dầm, háo khát, ho có đờm và các chứng nôn mửa, lo nghĩ, phiền uất... Tai hồng (còn gọi là thị đế) có vị đắng chát, tính ấm, không mùi, chất cứng giòn chứa trong tai hồng là tanin. Vỏ, rễ thân cây hồng còn được dùng làm thuốc cầm máu. Như vậy, không chỉ quả hồng mà còn rất nhiều bộ phận khác của hồng cũng có thể làm thuốc trong Đông y.

Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, quả hồng có giá trị dinh dưỡng cao bởi nguồn vitamin và chất khoáng dồi dào như vitamin A, C; photpho, canxi, sắt... Sử dụng quả hồng để bồi dưỡng sức khỏe vào mùa thu sẽ vô cùng phù hợp, cực tốt cho sức khỏe phụ nữ.

Bài thuốc chữa bệnh từ cây hồng

Theo lương y Vũ Quốc Trung, từ lâu năm, dân gian ta đã biết sử dụng quả hồng cũng như các bộ phận của hồng để làm thuốc chữa bệnh trong Đông y. Để dùng hồng làm thuốc, lương y Vũ Quốc Trung đưa ra một số gợi ý như sau:

Chữa đau cổ họng, ho, họng khô ngứa: Quả hồng chín đun nhỏ lửa, ép nước chảy ra cho vào khuôn phơi cho se. Dùng dao cắt thành miếng, phơi khô, ăn ngày vài lần.

Chữa trẻ em đái dầm: Lấy 7-9 tai hồng (thị đế) phơi khô. Sắc uống.

Chữa nấc cụt, bụng đầy: Tai hồng 8g, đinh hương 8g. Hai thứ tán bột, pha nước sôi hoặc sắc uống.

Chữa tăng huyết áp, dự phòng trúng phong (tai biến mạch máu não): Quả hồng gần chín ép lấy nước (thị tất) rồi phơi hoặc sấy khô. Hoặc nước ép quả hồng hòa với sữa hoặc nước cơm, uống ngày 3 lần, mỗi lần nửa chén.

Dị ứng da: Quả hồng còn xanh 500g, giã nát, thêm 1.500ml nước vào trộn đều, phơi nắng 7 ngày, bỏ bã, phơi tiếp trong 3 ngày nữa rót vào lọ dùng dần, hàng ngày lấy bông thấm thuốc bôi vào chỗ da bị dị ứng 3 - 4 lần.

Viêm da lở loét: Vỏ quả hồng 50g, đốt toàn tính, tán nhỏ, trộn với mỡ lợn bôi.

Đại tiện ra máu: Lấy tai hồng đem đốt tồn tính, sau đó nghiền mịn, cất đi dùng dần. Ngày uống 2 lần vào lúc đói bụng, mỗi lần 6g, chiêu bột thuốc bằng nước cơm hoặc cháo loãng.

Cầm máu: Người Nhật Bản thường sử dụng quả hồng để kiểm soát chảy máu do bị thương. Trong Đông y, vỏ, rễ, thân cây và tai quả hồng cũng được sử dụng trong các bài thuốc cầm máu.

Lưỡi, môi lở loét: Lấy phấn bám trên quả hồng 10g, bạc hà 5g, sau đó đem hai thứ trộn lẫn với nhau rồi nghiền mịn, bôi vào chỗ môi bị lở, rất mau khỏi. Hoặc chỉ cần lấy bột phấn quả hồng ngày bôi 3 lần vào chỗ bị lở, vài ngày cũng sẽ khỏi.

Làm thuốc bổ, chữa suy nhược, háo khát, ho có đờm: Quả hồng chín vừa hái trên cây, bỏ tai, gọt vỏ đem phơi nắng hay sấy khô, sau đó ép bẹp, ngâm vào rượu uống hàng ngày. Mỗi ngày uống 15-25g.

Quả hồng tuy bổ nhưng không phải ai cũng dùng được. Ảnh ST.

Mặc dù công dụng chữa bệnh của hồng có vô vàn nhưng không phải ai ăn loại quả này càng nhiều thì càng tốt cho sức khỏe. Dưới đây là những lưu ý cần nhớ khi ăn quả hồng:

- Người tỳ vị hư hàn, có đàm thấp bên trong, tiêu chảy, đang bị cảm lạnh không được ăn hồng.

- Khi ăn hồng không nên ăn cùng những thực phẩm quá nhiều chất đạm khiến tiêu hóa chậm hơn, dễ tạo đông vón thực phẩm.

- Quả hồng có tannin (chất chát), làm săn niêm mạc ruột, ảnh hưởng nhu động ruột. Ăn nhiều sẽ vón lại, tạo thành khối bã ở khu vực ruột non, dễ dẫn đến tắc ruột.

- Ăn ngay một lúc quá nhiều hồng có thể dẫn tới đau trướng bụng, buồn nôn, tiêu chảy...

- Không ăn hồng khi đói, nhất là khi trái chưa chín mềm vì khi vào dạ dày có thể kết tủa thành chất không tan gọi là sỏi hồng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm