Lo tiền chữa bệnh cho mẹ ốm bệnh nhưng sau khi ra viện, con gái không giữ được bình tĩnh khi nghe 1 quyết định của bà
Bữa ăn gia đình chỉ 3 món nhưng trôi cơm vô cùng / Thực đơn cơm tối 50.000 đồng cho cả gia đình đảm bảo dinh dưỡng ngày hè
Cụm từ "nam nữ bình đẳng" được nhắc đến ngày một nhiều trong xã hội hiện đại nhưng liệu giữa hai giới hiện nay đã thật sự có sự bình đẳng?
Ở các thành phố lớn có thể là có, nhưng ở nông thôn thì chưa chắc đã vậy, đặc biệt là với những người già có tư duy cổ hủ thì quan niệm này thật khó để thay đổi.
Cách đây không lâu mạng xã hội Trung Quốc đã đưa tin về một vụ việc xảy ra ở một làng quê, thu hút đông đảo sự quan tâm của bạn đọc.
Ở làng Lễ Hoa (Trung Quốc) có một bà lão tên Tú Trân, bà có một con trai tên Lễ Dân, một con gái tên Lễ Linh. Khi đó người ta đều nói bà là người có phúc nhất làng vì đã sinh được một cặp sinh đôi vừa xinh, một trai một gái.
Hơn nữa hai con bà lại có thành tích học tập xuất sắc, cả làng chỉ có duy nhất hai chị em Lễ Linh và Lễ Dân đỗ đại học.
Tuy nhiên khi đó gia cảnh khó khăn nên bà Tú Trân phải cho con gái ở nhà đi làm, chỉ cho con trai đi học đại học vì là con trai duy nhất trong gia đình.
Lễ Linh nghe lời mẹ, vì dù sao cô cũng là con gái, ở quê không có tiếng nói.
Đi làm có tiền, Lễ Linh luôn chu cấp cho em trai từ lúc học đại học cho tới khi tốt nghiệp.
Sau khi ra trường, cậu em trai cũng nhanh chóng tìm được việc làm ở quê rồi kết hôn, sinh con.
Ảnh minh họa.
Vì ở với mẹ nên hàng ngày, bà Tú Trân giúp con trai và con dâu trông cháu. Thậm chí mọi khoản ăn tiêu sinh hoạt của cả gia đình con trai đều do bà chi trả. Vợ chồng con trai và con dâu tiêu sài phung phí nên hầu như chẳng bao giờ nghĩ đến việc đưa tiền cho mẹ.
Còn Lễ Linh, sau khi lấy chồng, cô cùng chồng chuyển lên thành phố sống và làm việc, hàng tháng vẫn gửi tiền về biếu mẹ.
Biến cố sảy ra
Những ngày tốt đẹp cứ thế trôi qua cho đến một ngày khi mẹ Lễ Linh đổ bệnh, bà gọi điện cho con gái và nói rằng mình không có tiền chữa bệnh. Cô vội vàng xin nghỉ phép để đến bệnh viện.
Nhìn thấy em trai cũng ở bệnh viện, Lễ Linh ngạc nhiên hỏi em tại sao lại không có tiền sao? Tại sao đến một chút tiền cơ bản cũng không mang theo?
Lúc này, mẹ cô lại vội vàng giải thích, rằng Lễ Dân thu nhập ít, chi tiêu hàng tháng còn không đủ.
Lúc này, cô bực quá gắt lên: "Vậy tiền sinh hoạt hàng tháng con gửi cho mẹ đâu?" Mẹ cô đành phải nói rằng số tiền đó để tiêu dùng cho việc ăn uống của cháu, tháng nào cũng phải tính toán cân nhắc từng đồng.
Đúng lúc này bác sĩ gọi gia đình vào nói chuyện nên Lễ Linh im lặng, bác sĩ nói mẹ cô bị ung thư, phẫu thuật cộng với hóa trị sẽ tốn khoảng 200.000 nhân dân tệ (tương đương 720 triệu đồng).
Cô đành bàn với chồng lấy số tiền tiết kiệm họ định để dành cho con gái học đại học để mẹ dùng trước, tiền còn có thể kiếm được, nhưng mạng sống của mẹ thì không thể chờ đợi. Chồng Lễ Linh đồng ý với vợ, rút tiền tiết kiệm ra chi trả viện phí cho mẹ vợ.
Ảnh minh họa.
Sau một thời gian điều trị, bệnh tình của mẹ Lễ Linh đã bình phục, mọi người đều rất vui mừng.
Môt hôm Lễ Linh về thăm mẹ, đi ngang qua nhà hàng xóm, cô đứng lại chào hỏi mới vô tình biết được nhà mẹ cô đang ở trong diện giải phóng mặt bằng, sẽ được phân cho hai căn nhà.
Trên đường đi, Lễ Linh đã nghĩ và bàn với chồng rằng em trai cô đang khó khăn nên họ sẽ lấy căn nhỏ để tiện chăm sóc mẹ, còn căn to để cho hai vợ chồng em trai.
Lễ Linh về đến nhà, cô liền mang chuyện này ra bàn với mẹ: "Nhà mình được đền bù 2 căn nhà, con thấy Lễ Dân khó khăn hơn, vì vậy mẹ có thể cho cậu căn nhà lớn, con lấy căn nhỏ cũng được."
Không ngờ lúc này mẹ cô lại nói: "Mẹ muốn cho em trai con cả hai căn nhà này, điều kiện gia đình con tốt rồi, đâu cần căn nhà này nữa."
Lễ Linh không ngờ mẹ mình có thể nói ra những lời này nên cô tức giận đáp lại: "Mẹ không cho con cũng không sao nhưng tiền chi phí điều trị của mẹ trước đây, mẹ bảo Lễ Dân đưa lại cho con."
Việc bé xé ra to, việc này sau đó đã được đưa lên tòa án để giải quyết. Kết quả là việc phân nhà do mẹ Lễ Linh quyết định nhưng nếu phân nhà cho em trai thì chi phí trị liệu trước đây của bà sẽ do hai con chia nhau chi trả.
Qua câu chuyện này có thể thấy, người làm cha mẹ thật sự cần phải rất công bằng, anh chị em cũng cần yêu thương chia sẻ, có như thế gia đình mới có thể ấm êm, hòa thuận.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!