Chữa nhiều bệnh cực tốt chỉ nhờ quả khế
3 đặc điểm của người đàn ông bản lĩnh, làm nên nghiệp, phụ nữ phải biết trân trọng / Thịt bò ăn kiểu này độc vô cùng, biết mà tránh kẻo 'hối không kịp'
rất giàu kali, khoáng chất này đóng vai trò quan trọng giúp duy trì sức khỏe tim mạch, điều hòa huyết áp cho cơ thể. Việc sử dụng khế vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày giúp bổ sung kali, ngăn ngừa các bệnh tim mạch hiệu quả.
Hỗ trợ giảm cân
Quả khế chứa nhiều loại dưỡng chất tốt cho sức khỏe nhưng chỉ chứa rất ít lượng calo. Vì vậy, khế là lựa chọn lý tưởng dành cho những người muốn giảm cân. Cả khế ngọt và khế chua đều chứa nhiều chất xơ và nước nên có thể khiến bạn no lâu. Trái khế cũng chứa một số chất giúp hạn chế cảm giác thèm ăn nên sẽ giúp bạn hỗ trợ giảm cân.
Hỗ trợ tiêu hóa
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ như quả khế để hỗ trợ tiêu hóa. Chứng khó tiêu là một vấn đề sức khỏe phổ biến có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới cơ thể. Chất xơ được sử dụng để điều trị nhiều bệnh đường tiêu hóa như bệnh nhu động ruột bất thường. Chất xơ cũng giúp hỗ trợ sự phát triển của lợi khuẩn trong ruột già giúp ngăn ngừa các bệnh đường ruột do nhiễm khuẩn.
Việc ăn quả khế giúp bạn bổ sung vitamin A cho cơ thể, giúp hỗ trợ thị lực của mắt. Trái khế còn giúp ngăn ngừa các vấn đề về mắt như đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.
Giúp giảm đau
Những chứng đau mạn tính như đau đầu, đau nửa đầu hoặc đau lưng khiến bạn rất khó chịu. Quả khế chứa magie có thể giúp giảm đau hiệu quả. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích các chế độ ăn giàu magie không chỉ giúp giảm đau đầu, đau nửa đầu, đau lưng mà còn giúp giảm đau khớp và chuột rút.
Nếu bạn gặp tình trạng đau nặng, bạn không nên tự ý dùng thuốc hoặc thảo dược mà cần đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Giúp ngăn ngừa ung thư
Quả khế giúp cung cấp các chất chống oxy hóa không chỉ giúp tiêu diệt các gốc tự do mà còn cản trở sự phát triển của các tế bào ung thư. Khả năng phòng ngừa ung thư của quả khế đang được các nhà khoa học nghiên cứu sâu hơn.
Quả khế có chứa ít đường và chứa nhiều chất xơ, vì vậy có khả năng giúp kiểm soát đường huyết. Quả khế là lựa chọn an toàn và lành mạnh cho những người bị bệnh tiểu đường. Người bệnh tiểu đường có ít lựa chọn các loại trái cây vì phải hạn chế dung nạp đường.
Một số bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ quả khế
Chữa nước ăn chân, lở loét, đau nhức: Lấy 1-2 quả khế chín, vùi trong tro nóng để vừa ấm rồi áp lên chỗ đau.
Chữa bí tiểu: Khế chua 7 quả, mỗi quả chỉ lấy 1/3 phía gần cuống. Nấu với 600 ml nước, sắc còn 300 ml, uống lúc còn ấm nóng. Ở ngoài, lấy 1 quả khế và 1 củ tỏi giã nát nhuyễn, đắp vào rốn. Dùng liên tục 3-5 ngày.
Chữa cảm cúm, mình mẩy đau nhức: Khế chua 3 quả, nướng chín, vắt lấy nước cốt, hòa với 50 ml rượu trắng, uống 1 lần hoặc chia làm 2 lần, không uống vào lúc no quá hay đói quá. Dùng liền 3 ngày.
Chữa cảm sốt, nhức đầu, đi tiểu ít, cảm nắng: Lá khế tươi 100 g sao thơm, nấu với 750 ml nước, sắc còn 300 ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Hoặc dùng lá khế tươi 100 g, lá chanh tươi 20-40 g, hai thứ rửa thật sạch, giã nát, vắt lấy nước chia 2 lần uống trước bữa ăn. Dùng 3-5 ngày.
Chữa dị ứng, mẩn ngứa: lấy lá khế tươi giã nát bôi vào chỗ da nổi mẩn, kết hợp với uống nước sắc vỏ núc nác.
Chữa ngộ độc nấm: lấy lá khế 20g, lá lốt 10g, đậu ván đỏ 20g. Tất cả đều dùng tươi, rửa sạch, cho vào cối giã nát, hòa với 200ml nước đun sôi để nguội, chắt lấy nước uống cả một lần. Thường chỉ uống 2 - 3 lần là khỏi bệnh.
Chữa viêm họng cấp: lá khế tươi 80 - 100g, thêm ít muối, giã nát, vắt lấy nước cốt, chia 2 - 3 lần để ngậm và nuốt dần.
Chữa ho khan, ho có đờm: hoa khế (sao với nước gừng) 8 - 12g, cam thảo nam 12g, tía tô 8 - 10g, kinh giới 8 - 10g. Nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia làm 2 lần uống trước bữa ăn.
Chữa cảm nắng, cảm nóng: lá khế bánh tẻ tươi 100g, lá chanh tươi 40g, rửa sạch, giã vắt lấy nước uống. Bã đắp vào thái dương và gan bàn chân. Hoặc lấy một quả khế già chưa chín, nướng qua, sắc nước uống.
Thuốc thúc sởi, làm sởi chóng mọc và mọc đều: Quả khế thái lát phơi khô 20g, rau dệu 20g, lá nọc sởi 20g, canh châu 20g, sao vàng hạ thổ tất cả dược liệu, sau đó sắc uống, chia làm 2 lần uống trong ngày. Cũng có thể dùng vỏ cây hoặc vỏ rễ cây, cạo bỏ vỏ ngoài và vỏ xanh để sao vàng và sắc uống với liều lượng từ 20m đến 40g một ngày.
Chữa sốt cao lên kinh giật (co giật, động kinh) ở trẻ em: Hoa khế 8g, hoa kim ngân 8g, lá dành dành 8g, cỏ nhọ nồi 8g, cam thảo 4g, bạc hà 4g, sắc đặc chia nhiều lần uống trong ngày.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Quảng Ninh: Chú rể cầm lái 'ngựa hoang' Ford Mustang tông vào dải phân cách nát đầu xe
Người xưa khuyên: Trồng cây này trước nhà phải chặt bỏ ngay kẻo đen đủi kéo đến
3 công dụng khi cắm chiếc tăm bông vào lọ dầu gió, rất ít người biết
Loại cá đặc sản tiền triệu của miền Tây từng hot rần rần nay bất ngờ rớt giá, dân rao bán chỉ từ 300.000 đồng/kg, mua nhanh còn kịp
Cho vợ 200 triệu, người chồng bàng hoàng phát hiện vợ có 7 đời chồng và bỏ rơi 6 con riêng
Món ăn đặc sản nổi tiếng ở Phú Thọ, nhìn thì đáng sợ nhưng lại cực ngon và tốt cho sức khỏe