Chứng đột quỵ khiến danh hài Chí Tài qua đời nguy hiểm cỡ nào?
Đừng dại mà cho 6 loại thực phẩm này vào lò vi sóng, cẩn thận tai họa khó lường / Vỏ trứng đừng vội vứt đi, giữ lại bạn sẽ thấy nhiều điều hay ho
Chiều ngày 9/12, làng giải trí Việt không khỏi bàng hoàng trước thông tin nam danh hài Chí Tài qua đời. Theo xác nhận từ quản lý cũ, cố nghệ sĩ qua đời do đột quỵ sau khi tập thể dục. Sự ra đi đột ngột của Chí Tài đang khiến bạn bè đồng nghiệp cùng nhiều người hâm mộ vô cùng xót xa, luyến tiếc.
Đột quỵ nguy hiểm thế nào?Ảnh minh họa.
Đột quỵ não là một hội chứng lâm sàng đặc trưng bởi sự mất cấp tính các chức năng của não (thường là khu trú), tồn tại quá 24 giờ hoặc tử vong trong vòng 24 giờ. Những triệu chứng thần kinh khu trú phù hợp với vùng não do động mạch bị tổn thương phân bố, không do nguyên nhân chấn thương. Do đó người ta còn gọi bệnh với cái tên “tai biến mạch máu não”.
Từ thời điểm bệnh nhân bị tai biến, nếu chỉ thiếu oxy trong vòng 4 - 5 phút là tổn thương không hồi phục. Điều này làm ảnh hưởng đến khả năng tư duy và hoạt động của cơ thể trong tương lai, trường hợp xấu nhất không cứu chữa kịp thời bệnh nhân sẽ tử vong.
Hầu như những người được chữa khỏi đều có những di chứng như tê liệt, rối loạn cảm xúc, mất ngôn ngữ, suy giảm chức năng thị giác,...
Nguyên nhân nào có thể gây đột quỵ?Các yếu tố không thể thay đổi
Tuổi tác: Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị đột quỵ. Tuy nhiên, người già có nguy cơ đột quỵ cao hơn người trẻ. Kể từ sau tuổi 55, cứ mỗi 10 năm, nguy cơ mắc đột quỵ lại tăng lên gấp đôi.
Giới tính: Nam giới có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nữ giới.
Tiền sử gia đình: Những người có người thân trong gia đình từng bị đột quỵ thường có nguy cơ mắc đột quỵ cao hơn người bình thường.
Các yếu tố bệnh lý
Tiền sử đột quỵ: Người có tiền sử bị đột quỵ có nguy cơ cao bị đột quỵ lần tiếp theo, nhất là trong vòng vài tháng đầu. Nguy cơ này kéo dài khoảng 5 năm và giảm dần theo thời gian.
Đái tháo đường, cao huyết áp, bệnh tim mạch, mỡ máu.
Thừa cân, béo phì: Người bị thừa cân béo phì có thể dẫn đến nhiều bệnh như cao huyết áp, mỡ máu, tim mạch, từ đó làm tăng nguy cơ bị đột quỵ.
Hút thuốc: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người hút thuốc có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 2 lần. Khói thuốc làm tổn thương thành mạch máu, gia tăng quá trình xơ cứng động mạch. Thuốc lá cũng gây hại cho phổi, khiến tim làm việc nhiều hơn, gây tăng huyết áp.
Lối sống không lành mạnh: Thức khuya, ăn uống không điều độ, không cân bằng đầy đủ các loại dưỡng chất; lười vận động là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ.
Ngoài ra, đột quỵ cũng được cho là có liên quan đến việc sử dụng các chất kích thích, uống quá nhiều rượu là một nguyên nhân điển hình.
Rất nhiều trường hợp đột quỵ ở mọi độ tuổi khác nhau, căn bệnh này có thể cướp đi mạng sống của bất cứ ai vào bất cứ lúc nào.
Ảnh minh họa.
Được biết, cố nghệ sĩ Chí Tài qua đời do đột quỵ sau khi tập thể dục. Trong khi đó, việc tập luyện lại là một hoạt động rất tốt để cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, nếu tập luyện sai cách, không phù hợp với thể lực của bản thân thì "những cái chết không báo trước" do đột quỵ, dù còn ở độ tuổi trẻ vẫn có thể xảy ra.
Dấu hiệu bị đột quỵCơ thể mệt mỏi, đột nhiên cảm thấy không còn sức lực, tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, nụ cười bị méo mó.
Cử động khó hoặc không thể cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể. Dấu hiệu đột quỵ chính xác nhất là không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc.
Khó phát âm, nói không rõ chữ, bị dính chữ, nói ngọng bất thường. Bạn có thể thực hiện phép thử bằng cách nói những câu đơn giản và yêu cầu người bệnh nhắc lại, nếu không thể nhắc lại được thì người bệnh đó đang có những dấu hiệu đột quỵ.
Hoa mắt, chóng mặt, người mất thăng bằng đột ngột, không phối hợp được các hoạt động.
Thị lực giảm, mắt mờ, không nhìn rõ
Đau đầu dữ dội, cơn đau đầu đến rất nhanh, có thể gây buồn nôn hoặc nôn
Khi gặp người đột quỵ nên làm gì?
Người bệnh cần được cấp cứu càng sớm càng tốt để tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm, do đó không nên chờ đợi hay kéo dài thời gian lúc đó. Đặc biệt, bạn cũng cần lưu ý tới thời gian các triệu chứng bắt đầu xuất hiện để thông báo với nhân viên y tế khi cấp cứu.
Nếu không chắc chắn nguy cơ của đột quỵ hoặc người bệnh có thể phủ nhận nguy cơ bệnh vì chủ quan thì cần cho họ biết mức độ nguy hiểm và yêu cầu họ giữ thăng bằng, sau đó chuyển tới bệnh viện sớm hoặc gọi cấp cứu nếu có thể.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Câu chuyện đám cưới đầy kịch tính: Người yêu cũ bất ngờ xuất hiện, ôm hôn chú rể và cái kết bất ngờ khiến ai nấy đều hả hê
Sốc với món quà cưới độc đáo từ hội người yêu cũ của chồng: Đám cưới tưởng chừng hạnh phúc bỗng hóa "biến cố" không tưởng!
Chuyển nhà chuẩn phong thủy: 3 'bảo bối' cần phải mang theo để hút tài lộc, gia đạo hưng thịnh
Bí quyết để cây trầu bà mọc lá xanh mướt: Cho cây uống 2 loại “nước” rẻ tiền mà nhà nào cũng có sẵn
Lời dạy Quỷ Cốc Tử rằng trước khi vận rủi ập đến, con người sẽ gặp 4 điềm báo này, cần nhạy bén để nhận ra và hóa giải nó
Đằng sau việc nhà hàng phục vụ lạc rang trước bữa ăn: Lý do thật sự chắc chắn sẽ khiến bạn phải trầm trồ