Chứng hôi miệng có thể cảnh báo bệnh tật
3 thực phẩm trong bếp giúp bạn hết mùi hôi miệng / Trắng răng hết hôi miệng bằng công thức cực kỳ đơn giản
Chứng hôi miệng có thể ảnh hưởng đến hoạt động xã giao, cũng có thể khiến mọi người cảm thấy mất tự tin. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hôi miệng, tuy nhiên có tới 80% là do các vấn đề về khoang miệng gây ra, còn 15 - 20% là các căn bệnh khác. Nếu không biết rõ nguyên nhân dẫn đến hôi miệng thì vấn đề rất khó giải quyết.
Hôi miệng có liên quan đến một số bệnh cần chú ý
Dưới đây là bốn căn bệnh dễ gây ra hôi miệng nhất:
Bệnh ở miệng
Bệnh ở miệng rất dễ gây hôi miệng, như sâu răng, viêm lợi, răng miệng vệ sinh không sạch sẽ, khô miệng, loét miệng.
Chứng khô miệng thường xảy ra ở người lớn tuổi, do nước bọt tiết ra không đủ, không thể dễ dàng loại bỏ vi khuẩn trong miệng nên dẫn đến hôi miệng. Phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh do thiếu hormon cũng có thể bị hôi miệng. Còn chứng loét miệng thường là do thiếu vitamin nhóm B.
Bệnh ở khí quản
Bệnh viêm phế quản mãn tính, u cuống phổi,... cũng là vấn đề gây ra chứng hôi miệng. Bệnh ở khí quản ngoài phải chữa trị, bạn còn phải ăn nhiều cà rốt, cam quýt, mầm lúa mì,... Bởi vì đó là thực phẩm rất giàu vitamin C, E và Beta carotene, có tác dụng chống oxy hoá, cải thiện bệnh tình.
Bệnh đường ruột
Bệnh đường ruột cũng là vấn đề dễ gây ra chứng hôi miệng. Như trào ngược dạ dày thực quản, nhiễm khuẩn HP (Helicobacter pylori), đầy hơi,... Axit từ dạ dày trào ngược lên khiến miệng có vị chua khó chịu, chứng đầy hơi có thể gây nấc cụt, khiến cho khí thể không tốt đẩy từ dạ dày lên miệng mà gây hôi miệng.
Nhiễm khuẩn HP chủ yếu là do chế độ ăn uống, nghỉ ngơi không điều độ hoặc lây chéo. Do vậy, hạn chế ăn đồ ngọt, đồ cay, ăn ít thực phẩm sinh khí, điều chỉnh chế độ làm việc và nghỉ ngơi, tạo thói quen ăn uống vệ sinh đều có thể giảm nhẹ nguy cơ mắc các bệnh này.
Bệnh rối loạn chuyển hoá
Bệnh tiểu đường là bệnh thường gặp nhất gây ra chứng hôi miệng. Bởi vì trong máu của người mắc bệnh tiểu đường có lượng đường khá cao, dễ sinh vi khuẩn, đồng thời còn có thể gây ra các bệnh ở miệng như sâu răng, viêm lợi, từ đó gây hôi miệng. Ngoài ra, khi chuyển hoá đường huyết sẽ tạo ra mùi khó chịu như mùi táo thối, khiến cho chứng hôi miệng khó mà đánh bay. Cách cải thiện chính là kiểm soát đường huyết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
6 con giáp tỏa sáng năm 2025: Lộc lá đầy nhà, thành công rực rỡ