Đời sống

Chuyện đau lòng về nghĩa địa vô danh và miếu 'Hai cô' ở bãi giữa sông Hồng

Phía dưới chân cầu Long Biên hiện có rất nhiều ngôi mộ vô danh, họ đều là những nạn nhân chết đuối được người dân trục vớt. Vì không xác định được danh tính, thân nhân nên chính quyền và người dân địa phương đã an táng họ ngay bên các bãi đất hoang.

Chê con dâu nghèo kiết xác, ngày nhập viện mẹ chồng lặng lẽ khóc khi nhìn thấy tờ giấy lạ trong ví / Cuối tuần làm bữa thịt xiên que nóng hổi thơm phức đãi cả nhà

Bên dưới chân cầu Long Biên, bãi giữa sông Hồng không chỉ là nơi cư ngụ của hàng chục gia đình lao đông nghèo với các mảnh đời số phận khác nhau, đây cũng là điểm dừng của rất nhiều người đã mất, trôi dạt về và hình thành nên những nấm mộ vô danh, không người thân đến nhận. Nằm trên những bãi đất hoang, cỏ mọc um tùm, những nấm mộ được người dân nơi đây góp tiền chôn cất, hương khói quanh năm.

Từ giữa cầu Long Biên, men theo con đường đất dẫn ra bãi tắm tiên, chúng tôi bắt gặp một ngôi miếu nằm ẩn mình giữa những tán cây um tùm. Đây là nơi chôn cất của hai cô gái trẻ bị đuối nước. Trên ban thờ, không có tên tuổi, địa chỉ của người đã mất mà chỉ ghi đơn thuần là “Miếu Hai cô”.

Thương xót cho số phận bất hạnh của hai cô gái trẻ, người dân xóm nổi và những nhà hảo tâm đã quyên góp tiền lập nên miếu thờ.
Thương xót cho số phận bất hạnh của hai cô gái trẻ, người dân xóm nổi và những nhà hảo tâm đã quyên góp tiền lập nên miếu thờ.

Ông Cao Văn Hùng (68 tuổi), người đứng ra trông coi, hương khói cho các ngôi mộ vô danh ở đây cho biết, trước đây bãi giữa sông Hồng có tới hàng chục ngôi mộ của những người xấu số, trôi dạt vào đây nhưng sau năm tháng nhiều ngôi mộ đã bị dòng nước cuốn đi.

Hiện tại, chỉ còn khoảng mấy nấm mộ vô danh nằm phía trên cao. Trong số đó, “Miếu Hai cô” gắn với câu chuyện đau lòng về cái chết của hai cô gái trẻ, không người thân thích đến nhận.

Ông Cao Văn Hùng người trông coi, hương khói cho các nấm mộ vô danh dưới chân cầu Long Biên
Ông Cao Văn Hùng người trông coi, hương khói cho các nấm mộ vô danh dưới chân cầu Long Biên

Nhấp ngụm trà nóng, ông Hùng kể, cách đây 14 năm vào một buổi chiều năm 2004, người dân xóm chài phát hiện một thi thể thiếu nữ trôi dạt vào chân cầu Long Biên. Cô gái khoảng 17 tuổi, hai tay bị trói chặt ra sau. Khi phát hiện, người dân nơi đây đã trình báo công an tiến hành vớt, khám nghiệm tử thi. Vì không có giấy tờ, cũng không có người thân đến nhận nên thi thể sau đó được bà con xóm làng chài chôn cất ở bãi đất dưới gầm cầu.

Khi câu chuyện về người con gái xấu số với cái chết trẻ, không người thân thích vẫn còn ám ảnh người dân làng chài thì sau đó không lâu một câu chuyện đau lòng tương tự khác cũng lại xảy ra. Vào năm 2006, người dân tiếp tục phát hiện một cái xác trôi dạt vào bãi giữa.

Đó cũng là một cô gái trẻ, thi thể đang phân hủy, trên người vẫn đang bộ quần áo ngủ. Điều đáng nói là, thi thể cô gái có hai chân bị cột chặt vào nhau. Hình ảnh này khiến bất cứ ai chứng kiến cũng không giấu nổi sự ám ảnh, thương xót.

 

Cho đến nay, dù đã nhiều năm trôi qua nhưng thân phận và nguyên nhân cái chết của hai cô gái trẻ này vẫn là một bí ẩn. Thương xót cho số phận bạc mệnh của họ, người dân làng chài và những người thuộc Câu lạc bộ tắm sông Hồng đã góp tiền, bỏ công sức xây dựng một ngôi miếu nhỏ, chôn cất hai nạn nhân.

“Tuy hai người được tìm thấy cách nhau về thời gian nhưng lại có những đặc điểm rất giống nhau khi chết. Chính vì thế, mọi người đã đưa hai cô gái về môt nơi để chôn cất. Ban đầu, nơi đây chỉ là một ngôi miếu nhỏ, năm 2017 người dân sửa sang, xây dựng khang trang, rộng rãi hơn”, ông Hùng nhớ lại.

Những ngôi mộ vô danh của những nạn nhân chết đuối trôi dạt vào bãi giữa sông Hồng.
Những ngôi mộ vô danh của những nạn nhân chết đuối trôi dạt vào bãi giữa sông Hồng.

Theo lời người đàn ông này, trong miếu Hai cô còn có ngôi mộ của một bé gái bị bố mẹ bỏ rơi, mọi người đặt tên là “Ún Tiểu”. Nhớ về trường hợp này, giọng ông Hùng trùng xuống, không giấu nổi xúc động. Theo đó, gần nửa năm trước, khi ông đến miếu quét dọn, thắp hương thì phát hiện phía sau sân có một ngôi mộ chôn vội, phía trên kèm một lá thư.

“Tôi giở giấy ra đọc, thì mới biết phía dưới ngôi mộ là một thai nhi bé gái. Đôi vợ chồng cho biết hoàn cảnh đáng thương nên không có điều kiện chôn cất con, nhờ tôi và người dân nơi đây hương khói giúp. Kèm theo đó, họ có để lại số điện thoại và vài trăm nghìn đồng”, ông Hùng kể.

Các ngôi mộ đều không xác định được danh tính, không người thân thích đến nhận
Các ngôi mộ đều không xác định được danh tính, không người thân thích đến nhận

Ngay sáng hôm đó, các nhà hảo tâm và người dân nơi đây đã cùng nhau đào mộ, chở gạch, cát và xây lại một ngôi mộ cho đứa bé xấu số. “Khi xây xong tôi có chụp ảnh và gửi tin nhắn theo số điện thoại ghi trong thư. Tuy nhiên, người cha đứa bé chỉ nhắn lại là “biết rồi” mà không nói gì thêm. Từ đó đến nay, kể cả những dịp lễ, Tết tôi cũng chưa thấy họ ghé qua một lần”, ông Hùng trầm ngâm.

 

Không chỉ có Miếu Hai cô, dưới gầm cầu Long Biên hiện còn khoảng 3 ngôi mộ vô danh đều là của những nạn nhân chết đuối dưới sống Hồng, được người dân trục vớt. Vì không xác định được thân nhân, địa chỉ nên chính quyền địa phương và người dân đã an táng họ ngay tại đây. Trong đó, có hai ngôi mộ đều là của phụ nữ chết trẻ, một ngôi mộ còn lại không xác định được giới tính.

Theo ông Hùng, dọc bờ sông Hồng mỗi năm có biết bao nhiêu số phận hẩm hiu trôi dạt vào nương náu. Trong số này, người may mắn thì có thân nhân đến nhận nhưng cũng không ít mảnh đời hàng chục năm nay vẫn lạnh lẽo, danh tính vẫn chưa được sáng tỏ.
Theo ông Hùng, dọc bờ sông Hồng mỗi năm có biết bao nhiêu số phận hẩm hiu trôi dạt vào nương náu. Trong số này, người may mắn thì có thân nhân đến nhận nhưng cũng không ít mảnh đời hàng chục năm nay vẫn lạnh lẽo, danh tính vẫn chưa được sáng tỏ.

Chia sẻ về công việc đặc biệt và có phần lạ lùng của mình, ông Hùng cho biết ông quê ở Bắc Ninh, là 1 trong những cư dân đầu tiên của xóm nổi. Trước kia khi còn trẻ, ông phải lang bạt, làm thuê khắp nơi để mưu sinh. Cuộc sống khó khăn, đến khi tuổi cao sức yếu, không có nhà để về, ông đành chọn khu vực bãi giữa sông Hồng để sinh sống, tá túc. Cảm thương cho những số phận bất hạnh, kém may mắn, người đàn ông này đã tự nguyện đứng ra trông coi, hương khói cho những nấm mồ vô danh.

“Dọc bờ sông Hồng mỗi năm có biết bao nhiêu số phận hẩm hiu trôi dạt vào nương náu. Trong số này, người may mắn thì có thân nhân đến nhận nhưng cũng không ít mảnh đời hàng chục năm nay vẫn lạnh lẽo, danh tính vẫn chưa được sáng tỏ. Họ cũng sinh ra là một kiếp người, khi sống đã phải chịu nhiều đau khổ, đến khi chết lại cũng không có ai hương khói, an ủi. Tôi làm việc này như một cơ duyên, tự tâm mình thấy cần phải làm như vậy”, ông Hùng trầm ngâm.

Theo dantri.com.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm