Đời sống

Chuyến đi Cúc Phương những ngày cuối mùa bướm rừng: Chốn thần tiên có vẻ đẹp riêng của sự muộn màng

Mùa bướm rừng Cúc Phương đã được hơn 1 tháng và chỉ độ 1 - 2 tuần nữa thôi, những cánh bướm sẽ không còn xuất hiện. Nếu chưa được chứng kiến khung cảnh kỳ diệu của thiên nhiên này thì thật là tiếc, thật là tiếc đó….

Top bể bơi vô cực đẹp nhất châu Á: Một khách sạn ở Cam Ranh được vinh danh / Top 10 hãng hàng không tốt nhất thế giới năm 2019

Tôi còn nhớ y nguyên một cảnh quay yêu thích trong phim “Crazy Rich Asians” (Con nhà giàu châu Á) và không biết xem lại đã bao nhiêu lần, là cảnh đám cưới của cậu thiếu gia Khoo-Lee với bạn gái. Khi ấy cô dâu tiến vào nhà thờ trên con suối róc rách chảy, hai bên là rừng cỏ thơm với những cánh bướm phát sáng dập dìu. Có lẽ đây là một trong những đám cưới đẹp nhất lịch sử điện ảnh. Với ánh sáng dịu nhẹ, với những cánh bướm lung linh, với nền nhạc “Can’t Help Falling In Love” cảm động, tất cả hoà vào cảm xúc của người xem, như họ cũng đang trải qua thời khắc mộng mơ ấy chân thực nhất có thể.

1

Cảnh phim này với tôi, có lẽ còn xúc động hơn cả cảnh kết của hai nhân vật chính.

Nói là cảnh phim yêu thích nhất, nhưng thực ra là bởi đó là khung cảnh luôn tồn tại trong giấc mơ của tôi và biết bao người khác: Được rảo bước dưới một rừng bướm bay ngợp trời. Không cao sang, không viễn tưởng, không phồn thực, chỉ đơn giản là rừng bướm mỏng manh và hoang dại, như mùa bướm trắng đang dập dờn trong rừng Quốc gia Cúc Phương.

Dập dờn những cánh bướm trắng, cam, điểm xuyết cả rừng Cúc Phương cuối mùa.

 

Biết đến mùa bướm rừng Cúc Phương đã lâu với những hình ảnh lung linh trên MXH, nhưng đến đây rồi, chứng kiến tận mắt mới thấy còn lung linh hơn. Tôi xuất phát từ bến xe Giáp Bát (Hà Nội) lúc 7 giờ sáng, khoảng 3 tiếng hơn là tới rừng Quốc gia Quốc Phương (Ninh Bình). Đó là một ngày thứ 7 trong tuần, và cũng đã cuối mùa bướm nên Cúc Phương khá vắng khách tham quan, chính vì thế mà khung cảnh cố tích này như dành tặng riêng cho tôi, và một số du khách hiếm hoi có mặt hôm đó.

Chuyến đi Cúc Phương những ngày cuối mùa bướm rừng: Chốn thần tiên có vẻ đẹp riêng của sự muộn màng - Ảnh 3.
Chuyến đi Cúc Phương những ngày cuối mùa bướm rừng: Chốn thần tiên có vẻ đẹp riêng của sự muộn màng - Ảnh 4.
Chuyến đi Cúc Phương những ngày cuối mùa bướm rừng: Chốn thần tiên có vẻ đẹp riêng của sự muộn màng - Ảnh 5.

Ngay từ cổng đi vào, lác đác bướm trắng rẽ lối để bước vào chốn “thần tiên”.

Càng đi sâu vào sâu bên trong, số lượng bướm xuất hiện càng nhiều. Và khi đến ngay giữa rừng, gần khu vực cây chò ngàn năm, những khoảng trống trên mặt đất đã được dệt lại thành một tấm thảm bướm lên đến hàng ngàn con đủ loại, khua nhẹ tay hay chân để chúng cất cánh bay… Lúc ấy, lúc ấy thực sự khó có thể miêu tả bằng lời.


Chuyến đi Cúc Phương những ngày cuối mùa bướm rừng: Chốn thần tiên có vẻ đẹp riêng của sự muộn màng - Ảnh 7.

Ánh nắng xuyên qua lưới rừng lồng lộng, lấp lánh trên cánh của những chú bướm trắng, cam đủ màu.

 

Chuyến đi Cúc Phương những ngày cuối mùa bướm rừng: Chốn thần tiên có vẻ đẹp riêng của sự muộn màng - Ảnh 8.

Cúc Phương có khoảng 400 loại bướm, nhưng phổ biến nhất vẫn là bướm trắng.

Chuyến đi Cúc Phương những ngày cuối mùa bướm rừng: Chốn thần tiên có vẻ đẹp riêng của sự muộn màng - Ảnh 9.

“Trắng trời” những cánh bướm pha lê mỏng tang và hoang dại, dệt lên bao trải nghiệm vô thực ở địa đàng cổ tích Cúc Phương này.


Chuyến đi Cúc Phương những ngày cuối mùa bướm rừng: Chốn thần tiên có vẻ đẹp riêng của sự muộn màng - Ảnh 11.

Những du khách có mặt ngày hôm đó để chiêm ngưỡng mùa bướm rừng Cúc Phương vào độ cuối mùa.

Mùa bướm rừng Cúc Phương bắt đầu từ tháng 4 đến cuối tháng 5 hàng năm, khi những cơn mưa xuân qua đi, nắng gần lên và hè xao xuyến trần gian, đàn bướm đủ màu như “mở cửa” sự sống của khu rừng. Trong chuyến dạo chơi suốt 2 tháng trời, những cánh bướm mê mẩn biết bao người, mà nhiếp ảnh hay công nghệ khó có thể nào ghi lại cận thực những chơi vơi khi con người ta “lạc lối” vào đây.

 



Thật lòng, chuyến đi Cúc Phương vào cuối mùa bướm của tôi là một sự mạo hiểm, bởi lẽ ngỡ như bướm đã vơi dần hay trời đổ mưa bất chợt, thì chẳng phải là công cốc sao? Nhưng thật may nơi đây vẫn đón chờ tôi và các du khách đi cùng buổi hôm đó, những cánh bướm rừng cuối mùa, vẫn còn nên thơ và lộng lẫy mà chẳng thể nào so sánh với những ngày đầu. Nếu tính ra, thì đàn bướm cuối mùa có phần đông đúc hơn vì lúc này khách đã ít dần, bướm không còn bị phân tán đi nhiều nơi do hoảng sợ.




Chuyến đi Cúc Phương những ngày cuối mùa bướm rừng: Chốn thần tiên có vẻ đẹp riêng của sự muộn màng - Ảnh 14.

Chúng bay thành bầy, đậu thành bầy, cánh bướm rung rinh dưới nắng như nở một mảng pha lê…

Chuyến đi muộn màng vào rừng Cúc Phương những ngày cuối mùa bướm trắng, vẫn đong đầy sự hoang dại và “vô thực” như chốn thần tiên. Và phải chăng đây cũng là dịp hiếm hoi, khi sự muộn màng không phải là điều gì quá tệ, để tôi được thường thức tiên cảnh này.

 


Chuyến đi Cúc Phương những ngày cuối mùa bướm rừng: Chốn thần tiên có vẻ đẹp riêng của sự muộn màng - Ảnh 16.

Đôi khi, sự muộn màng “để dành” cho những điều mê hoặc đầy xứng đáng như mùa bướm cuối mùa rừng Quốc gia Cúc Phương.

Một vài lưu ý đi khi ghé thăm rừng Cúc Phương cuối mùa bướm:

- Nên chọn đi những ngày sau mưa, trời đang hửng nắng là thời điểm nhiều bướm nhất ở đây. Và nên đi những ngày trong tuần, vì cuối tuần thường đông du khách, bướm sẽ bị phân tán

- Nếu đi xe máy, du khách đi Pháp Vân theo hướng quốc lộ 1A, tới ngã Ba Gia Khẩu thì đi hướng quốc lộ 12, qua thị trấn Nho Quan khoảng 30km nữa là đến cửa rừng.

 

- Ngoài ra, khách quan hoàn toàn có thể đi ô tô khách từ bến xe Giáp Bát (Hà Nội) hoặc tự lái xe.

- Phí vào cửa là 60k/ người lớn, học sinh - sinh viên là 20k/ người.

- Đi vào rừng, du khách nên mang theo đèn pin để chiếu sáng, mặc quần áo dài để tránh côn trùng đốt.

- Không chay nhảy, ngã, dẫm mạnh, quơ tay mạnh vào đàn bướm.

- Không để bướm đậu lên mắt hoặc các vùng bị thương trên cơ thể.

 

Theo helino.ttvn.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm