Đời sống

Chuyên gia cảnh báo: Người đi ngủ sau 23 giờ đêm trước sau gì cũng phải đối mặt với 5 căn bệnh này

Các nghiên cứu đều cho rằng, hầu hết các hoạt động tự phục hồi cơ thể thực hiện trước 3 giờ sáng. Thời gian quan trọng nhất để cơ thể ngủ hoàn toàn là từ 11 giờ đêm đến 3 giờ sáng. Đây là thời điểm quan trọng nhất để ngủ.

10 "thần dược" trị viêm họng hiệu quả có ngay trong vườn nhà, dùng vài lần là khỏi ngay chẳng cần đi khám / Dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư dạ dày sớm nhất

Làn da xỉn màu, lão hóa sớm

Đây dường như là tác hại mà ai cũng gặp phải nếu thường xuyên thức khuya, ngủ muộn. Sau một đêm thức khuya tỉnh dậy, bạn sẽ thấy làn da trở nên nhợt nhạt, không có sức sống, dễ nổi mụn, mắt thâm quầng, nếp nhăn xuất hiện nhiều hơn...

Empty

Ảnh minh họa

Do trong khoảng thời gian từ 11 giờ đêm đến 4 giờ sáng, các tế bào da sẽ tái tạo nhiều hơn và lượng collagen lúc này cũng sản sinh nhanh chóng nên giúp tiêu diệt những chất có hại trong cơ thể, đồng thời phục hồi những tế bào bị tổn thương. Vậy nên, đây chính là hồi chuông cảnh báo cho những bạn trẻ nào vẫn thường xuyên thức khuya trong khung giờ này.

Nguy cơ cao gây ra bệnh tim

Nghiên cứu cho thấy, những người “ngủ ngày cày đêm” thường có tính khí nóng nảy, thất thường, dễ nổi giận. Không những thế, thức đêm quá khuya cũng khiến cho nội tạng bị “trượt” khỏi lịch sinh hoạt bình thường, nhịp tim không được điều chỉnh kịp thời.

Đó cũng là lý do gây ra nguy cơ cao về bệnh tim mạch, huyết áp…

Nguy cơ gây bệnh dạ dày

 

Nhân tế bào biểu mô dạ dày trung bình cứ khoảng 2-3 ngày lại lặp lại một lần cập nhật, tái thiết mô. Hoạt động này thường diễn ra vào ban đêm. Nếu bạn thức khuya, đi kèm với thói quen ăn đêm, vô tình sẽ tạo gánh nặng cho đường tiêu hóa.

Empty

Nếu dạ dày phải làm việc quá nhiều, không đủ thời gian để nghỉ ngơi và tái tạo lại sức “lao động”, trong thời gian dài sẽ sinh ra mệt mỏi, ốm bệnh.

Đồng thời, khi thức khuya, quá trình chuyển hóa thức ăn trong dạ dày sẽ bị đình trệ, làm lưu lại thức ăn quá lâu trong dạ dày, thúc đẩy sự tiết dịch dạ dày bất thường, từ đó gây kích ứng dạ dày, dẫn đến viêm loét và các triệu chứng khác.

Suy giảm trí nhớ

Khoảng thời gian ban đêm chính là lúc cơ thể được nghỉ ngơi và não bộ có thể phục hồi lại sau một ngày làm việc mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu bạn cố để não bộ tiếp tục làm việc đến khuya thì các chất độc hại trong não sẽ không được giải phóng và dồn nén lại. Chính điều này là nguyên nhân gây ra chứng suy giảm trí nhớ. Một nghiên cứu từ Đại học California tại Los Angeles cũng chỉ ra rằng, tỷ lệ người bị suy giảm trí nhớ do thói quen thức khuya, ngủ muộn cao gấp 5 lần so với những người sinh hoạt lành mạnh, ăn ngủ đúng giờ.

Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ
Empty

Ban đêm là lúc nhịp tim hạ thấp xuống, mạch máu cũng hoạt động chậm lại để cơ thể được nghỉ ngơi tốt nhất. Thế nhưng, nếu bạn vẫn ngoan cố thức khuya triền miên thì dần dần, sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ, đặc biệt còn làm tăng cao nguy cơ gây ra các bệnh về tim mạch, hạ huyết áp...

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm