Chuyên gia chống độc cảnh báo: Thói quen uống rượu rất nhiều người mắc, cực nguy hiểm
Nhìn cà chua thế này biết ngay vừa ngon ngọt, không lo bị phun thuốc độc hại, tha hồ ăn nhiều mà không sợ / 5 loại "độc dược" cực nguy hiểm cần hạn chế nhập vào cơ thể để chống ung thư: Số 1 ai cũng quen mặt
Bác sĩ Nguyên cho hay trong những ngày trước Tết và sau Tết, Trung tâm tiếp nhận rất nhiều trường hợp ngộ độc rượu được người nhà đưa tới viện cấp cứu. Các bệnh nhân đều đến trong tình trạng nôn nhiều, mệt mỏi, có trường hợp đã rơi vào hôn mê.
Trường hợp bệnh nhân 36 tuổi (tại Lào Cai) đi làm xa về quê chơi Tết. Do nhiều năm xa quê, mọi người gặp đều chúc rượu. Sau nhiều ngày uống rượu, anh nằm bệt một chỗ. Khi người nhà gọi không đáp, thấy anh rơi vào hôn mê mới đưa đi cấp cứu.
Bác sĩ Nguyên cho biết, do uống rượu quá nhiều, lại nằm ở một tư thế kéo dài khiến cơ của người bệnh bị chèn ép, tổn thương (tiêu cơ vân) từ đó sinh ra chất gây tắc thận. Nam bệnh nhân khi vào viện sưng hết nửa người, suy thận phải chạy thận, lọc máu.
Còn trường hợp nam thanh niên (30 tuổi, Bắc Ninh) bị đột quỵ do uống quá nhiều rượu cũng đang được cấp cứu tại Trung tâm chống độc. Nam bệnh nhân uống rượu nhiều, về nhà nôn nhiều sau đó có lên giường đi ngủ. Ngày hôm sau, nam thanh niên tỉnh dậy xuất hiện tình trạng nói ngọng, liệt một bên và được đưa đi cấp cứu.
Kết quả chụp cắt lớp vi tính cho thấy bệnh nhân bị nhồi máu não (đột quỵ não) cả 2 bên. Do uống quá nhiều rượu, nôn nhiều, mất nước, máu cô đặc dẫn đến việc dễ bị tắc mạch trên nền một số nguy cơ khác như béo phì, mạch máu có vấn đề…
Phim chụp của bệnh nhân.
Theo nhận định của bác sĩ Nguyên, bệnh nhân 30 tuổi trên bị đột quỵ là do uống rượu quá nhiều không có liên quan tới đột quỵ thông thường.
Bác sĩ Nguyên cảnh báo, hiện nay rất nhiều người có thói quen trong lúc uống rượu không ăn gì. Khi đã say liền lên giường đi ngủ luôn và "quên ăn". Nguyên nhân do rượu tạo ra tình trạng "no giả", nhưng cơ thể lại thiếu năng lượng. Thói uống rượu quên ăn rất nguy hiểm vì có thể gây hạ đường huyết thậm chí rơi vào hôn mê.
"Thựctế đã có nhiều trường hợp say rượu, ngộ độc rượu nhập viện đường huyết đã về mức 0dẫn tới bất tỉnh, tổn thương não",bác sĩ Nguyên nói.
Ngoài ra, khi say rượu nôn nhiều có thể gây tình trạng tụt huyết áp, suy thận, mất nước, thậm chí ảnh hưởng dạ dày, thực quản…
Bác sĩ Nguyên khuyến cáo, rượu ảnh hưởng đến não, gây ức chế thần kinh trung ương, gây hôn mê, ảnh hưởng chức năng hô hấp (gây ngừng thở, thở yếu), ảnh hưởng chức năng tim mạch, tụt huyết áp, hạ đường huyết, hạ thân nhiệt...
Để giảm các tác hại của rượu, điều quan trọng nhất là uống ít rượu nhất có thể. Khi phải uống rượu nên ăn no. Lưu ý nên ăn các thực phẩm giàu tinh bột, chất đạm, chất béo đều là những chất sinh năng lượng cần cho cơ thể. Bên cạnh đó, người uống rượu nên ăn nhiều hoa quả, cũng nên uống nhiều nước để nhanh chóng giải rượu, tránh được tình trạng mất nước.
Bác sĩ Nguyên cũng lưu ý với người nhà cần quan tâm lay, gọi khi có người say. Người nhà cần chủ động đánh thức, cho ăn cháo loãng để tránh bị hạ đường huyết.
Trong tình huống người uống rượu có các dấu hiệu nôn nhiều, mệt mỏi, li bì, người lạnh… cần nhanh chóng đưa tới cơ sở gần nhất để được giải độc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 9/1/2025 của 12 con giáp: Tuổi Dậu đắc tài, tuổi Sửu cần cẩn trọng
Chồng nhất quyết không đồng ý biếu Tết ông bà ngoại 5 triệu, tôi quăng luôn tập tiền, tuyên bố với chồng luôn 1 điều “xanh rờn”
Đằng sau việc nhà hàng phục vụ lạc rang trước bữa ăn: Lý do thật sự chắc chắn sẽ khiến bạn phải trầm trồ
Tại sao tục ngữ nói: “Bảy mươi tuổi không nên đi viếng mộ”? Lời dạy của cổ nhân chứa đựng giá trị tâm linh sâu sắc
Bí quyết để cây trầu bà mọc lá xanh mướt: Cho cây uống 2 loại “nước” rẻ tiền mà nhà nào cũng có sẵn
Em gái tôi vừa đẻ xong, vợ đuổi ra khỏi nhà, thuê cho mẹ con nó nhà trọ, ích kỷ thế tôi bỏ luôn