Chuyên gia Đại học Havard chia sẻ 7 bài học giúp cha mẹ dạy con lòng nhân ái, biết suy nghĩ thấu tình đạt lý
5 thói quen không ngờ gây rối loạn hormone mà con gái chẳng hề hay biết / Tại sao chỉ một câu “Con yêu mẹ” lại khó nói đến vậy?
Cách nuôi dạy của ba mẹ trong những năm đầu đời đóng vai trò rất lớn quyết định đến suy nghĩ, nhân cách, thái độ sống của bé sau này. Tuy nhiên, việc nuôi dạy con chưa bao giờ dễ dàng, điều quan trọng nhất với con chưa chắc phải là sự giàu sang, thành đạt, mà đó chính là con phải sống thật hạnh phúc, được mọi người yêu thương và tôn trọng vì sống tử tế, có trách nhiệm, biết suy nghĩ thấu tình đạt lý.
Một đứa trẻ hạnh phúc là khi được mọi người yêu thương và tôn trọng vì sống tử tế, có trách nhiệm, biết suy nghĩ thấu tình đạt lý (Ảnh minh họa).
Trong một báo cáo mới đây, các nhà tâm lý - nghiên cứu phát triển con người tại đại học Harvard (Mỹ) đã chia sẻ 7 bí quyết dạy con ý nghĩa về lòng nhân ái, biết sống yêu thương và tôn trọng mọi người. Trong đó, cha mẹ đóng vai trò quan trọng vừa là người giúp đỡ, dẫn dắt, lại vừa là người bạn đồng hành cùng con đi qua những cột mốc phát triển nhân cách quan trọng.
Bài học thứ nhất: Dành thời gian có ý nghĩa bên con
Theo các chuyên gia, trẻ sẽ học được cách quan tâm và tôn trọng người khác khi chúng cũng được người khác quan tâm, chăm sóc và tôn trọng, đặc biệt là ngay từ chính môi trường giáo dục gia đình. Những đứa trẻ sẽ cảm nhận những tình cảm chân thành, được tôn trọng và yêu thương, dễ dàng san sẻ tình cảm và giúp đỡ những người xung quanh hơn. Sự tương tác thường xuyên giữa cha mẹ và con cái là cái nôi để trẻ học cách thể hiện tình cảm, mối quan tâm với cuộc sống xung quanh. Hãy kịp thời khích lệ và khen ngợi những thành quả mà trẻ đạt được, đồng thời đưa ra những lời khuyên, định hướng đúng đắn cho trẻ mỗi khi con cần.
Sự tương tác thường xuyên giữa cha mẹ và con cái sẽ giúp trẻ học cách thể hiện tình cảm, biết quan tâm tới cuộc sống xung quanh (Ảnh minh họa)
Bài học thứ hai: Cha mẹ hãy là tấm gương sáng cho con noi theo
Không cần nhìn ở đâu xa, trẻ sẽ học được các giá trị đạo đức và cách cư xử bằng việc quan sát chính bố mẹ mình. Vì vậy các bậc cha mẹ hãy hết sức chú ý đến chính hành vi và thái độ xem mình có đang thể hiện lòng trung thực, sự khiêm tốn, biết tự chăm lo cho bản thân và có những đóng góp cho cộng đồng hay không. Con dần sẽ nhận ra cha mẹ không hoàn hảo, vì thế, bạn có thể chia sẻ với con về các sai lầm của mình và các bài học sửa sai của bạn. Qua đó, cha mẹ có thể giúp trẻ khiêm tốn, trung thực, có ý thức bằng cách thừa nhận và sửa chữa những sai lầm và thiếu sót của chính cha mẹ.
Bài học số 3: Ưu tiên quan tâm đến người khác
Các chuyên gia nhấn mạnh việc quan tâm đến người khác không chỉ nên thực hiện trong mỗi gia đình mà hành động này cần được liên tục lặp lại ở trường học và các môi trường cộng đồng khác. Hãy hướng dẫn và khuyến khích trẻ tìm phương án giải quyết bằng cách đặt mình vào vị trí người khác để suy nghĩ thấu đáo và hành động sáng suốt hơn.
Bài học số 4: Giao phó trách nhiệm cho trẻ
Các chuyên gia khuyên cha mẹ hãy tích cực tạo cho con trẻ cơ hội được giúp đỡ, quan tâm đến mọi người xung quanh bằng cách để trẻ được làm việc nhà, giúp đỡ bằng công việc phù hợp. Luôn nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ của người khác, bày tỏ, ghi nhận sự giúp đỡ là một bài học quan trọng trẻ cần được học và thực hành từ sớm. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, những người không ngại thể hiện sự biết ơn sẽ hạnh phúc và khỏe mạnh hơn những người khác.
Hãy cho trẻ cơ hội được giúp đỡ, quan tâm đến mọi người xung quanh bằng cách làm việc nhà, giúp đỡ bằng công việc phù hợp (Ảnh minh họa).
Bài học số 5: Mở rộng vốn kiến thức cho trẻ
Trẻ thường chỉ quan tâm đến các vấn đề trong phạm vi nhỏ như gia đình, bạn bè. Nhiệm vụ của cha mẹ là mở rộng tầm nhìn và kiến thức về thế giới xung quanh rộng lớn cho con trẻ, những thách thức và khó khăn mà con người có thể gặp phải trong cuộc sống. Hãy cùng con thảo luận, đưa ra ý tưởng để khắc phục những vấn đề mà trẻ đang phải đối mặt, khuyến khích trẻ lắng nghe người khác để thúc đẩy sự hiểu biết và lòng trắc ẩn.
Bài học số 6: Tạo cơ hội cho trẻ hành động, tự giải quyết vấn đề
Theo các chuyên gia, khi con bạn gặp phải một vấn đề nào đó, hãy giúp chúng hành động và nói ra, đồng thời khuyến khích tương tác với những người khác để cùng giải quyết vấn đề. Cha mẹ hãy cố gắng kết nối sở thích của trẻ, cho trẻ tham gia một hoạt động, ở đó trẻ phải có hành động để giải quyết các vấn đề mà chúng phải đối mặt hoặc đưa chúng đến một khu vực mà chúng quan tâm để trẻ được trải nghiệm và tự mình phán đoán.
Trẻ cần học cách kiểm soát cảm xúc và tìm cách giải quyết vấn đề, sống có trách nhiệm với chính bản thân mình (Ảnh minh họa)
Bài học số 7: Dạy con cách kiểm soát cảm xúc
Trẻ cần phải học cách đối phó cảm xúc của mình một cách hiệu quả để hạn chế thái độ xấu. Đôi khi khả năng quan tâm, chăm sóc người khác của trẻ bị hạn chế bởi cảm giác tức giận, xấu hổ, hay ghen tị. Vì vậy, hãy giúp con vượt qua những cảm xúc xấu đó để trở thành một người chu đáo và biết suy nghĩ hơn. Hãy dạy trẻ cách kiểm soát cảm xúc như hít thở sâu, đếm cho đến khi bình tĩnh và giải quyết xung đột bằng cách thấu hiểu những cảm xúc mà người khác đang gặp phải.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
4 con giáp nữ sinh ra mệnh Bồ Tát, phải chịu nhiều gian khổ khi còn trẻ, nhưng khi già không thiếu tiền, con cái hiếu thảo, sống lâu, giàu có và khỏe mạnh
Tử vi tuổi Tý tháng 1/2025: Khởi đầu năm mới rực rỡ tài lộc nhưng cần cẩn thận tiểu nhân
Bị nhà chồng khinh thường vì chỉ ở nhà ăn bám, gặp anh ở công ty, tôi tuyên bố một điều khiến anh tái mặt
Bắt đầu từ ngày 7/1, vận may và tài lộc sẽ đến, ví tiền của 3 con giáp này sẽ căng đầy
Tử vi hôm nay ngày 7/1/2025 của 12 con giáp: Dần bình yên, Thìn rực rỡ
Mang vàng cưới đi bán cứu mẹ bệnh nặng, người vợ "chết lặng" khi bị chủ tiệm vàng bóc trần sự thật kinh hoàng