Chuyên gia phong thủy chỉ: Ngày vía Thần Tài không cần mua vàng, đây là 9 điều nên làm để tài lộc sung túc
Đi tiểu mà có những dấu hiệu này cần đi khám thận ngay lập tức / Những cách làm đẹp hữu hiệu từ bí đỏ
Tắm rửa cho tượng Thần Tài
Theo các chuyên gia phong thủy chia sẻ trong phong thủy có nguyên tắc sạch sẽ để lưu chuyển cát khí nên những đồ đạc đặt lên bàn thờ cần được lau dọn sạch sẽ, tránh dể bám bụi lâu ngày.
Trước khi làm lễ cúng vía Thần Tài, gia chủ cần làm sạch bàn thờ và các tượng thờ. Việc tắm rửa cho tượng thần cũng như lau dọn bàn thờ là việc cực kỳ quan trọng, cầu tài lộc đủ đầy, thần linh phù hộ.
Trước ngày vía Thần Tài (10 tháng Giêng), ngày mùng 8 hoặc mùng 9 âm lịch, gia chủ có thể tắm rửa cho tượng Thần Tài cũng như lau sạch bàn thờ. Gia chủ nên dùng nước ngũ vị để lau bàn thờ. Sau khi tắm rửa cho tượng thần, hãy dùng khăn sạch để lau khô lại toàn bộ đồ cúng.
Không để khu vực tài vị lộn xộn
Việc bài trí khu vực thờ cúng có những nguyên tắc riêng. Khi sắp xếp bàn thờ Thần Tài, cần phải lưu ý đến thứ tự của các đồ thờ thờ cúng, không được sắp xếp tùy tiện, xuề xòa.
Không để bàn thờ ở nơi không sạch
Một trong những đại kỵ khi thờ cúng là đặt bàn thờ gần nhà vệ sinh, nhà tắm, nhà bếp hay nơi phơi đồ... Nếu nhà cửa chật hẹp, không thể lựa chọn, gia chủ cần chọn nơi sạch sẽ, tôn nghiêm nhất trong nhà để đặt bàn thờ.
Không nên dùng đèn nhấp nháy, bóng đèn điện thay cho đèn dầu
Ngày nay, có nhiều đồ thờ cúng thay đổi để phù hợp với thời đại. Tuy nhiên, theo chuyên gia phong thủy, gia chủ không nên dùng đèn nhấp nháy, đèn điện thay cho nến và đèn dầu để cúng trong ngày vía Thần Tài. Dâan gian cho rằng bóng đèn điện phải để hai cây đèn hai bên và đẩy ra xa ngoài mặt tiền bàn thờ tuân theo nguyên tắc ngoại dương, nội âm. Bóng đèn điện hay đèn nháy quá gần tượng thờ, bát hương có thể sinh ra trường khí không tốt.
Mặc trang phục chỉnh tề khi làm lễ cúng
Khi làm lễ cúng vào ngày vía Thần Tài, người làm lễ phải giữ tâm trạng thành kính, sửa soạn trang phục chỉnh tề, sạch sẽ, gọn gàng, thể hiện sự tôn trọng với thần linh. Khi làm lễ, gia chủ nên chọn trang phục tươm tất, tránh ăn mặc hớ hênh, hở hang.
Tránh thỉnh Thần nhập tượng hay thỉnh Thần nhập cốt bát hương đúng ngày vía Thần Tài
Trong ngày vía Thần Tài, dân gian thường kiêng thỉnh Thần nhập tượng, thỉnh Thần nhập cốt bát hương. Làm như vậy sẽ khiến cho việc làm ăn kém suôn sẻ.
Làm đúng nghi lễ tiếp nhận Thần Tài
Sau khi cúng Thần Tài, cần phải làm nghi lễ tiếp nhận Thần Tài thì mới đủ lệ bộ, đủ điều kiện đón tài lộc trong năm mới. Theo quan niệm dân gian, sau khi tiếp nhận Thần Tài, gia chủ thường đi bộ về phía sau nhà khoảng 3, 8, 13, 18, 23, 28, 33 hoặc 38 bước chân.
Nói lời hay ý đẹp
Trong ngày làm lễ cúng vía Thần Tài, gia chủ nên chú ý không nói tục chửi bậy, không cãi vã, mắng mỏ nhau khiến gia đạo bất ăn, việc làm ăn thất bát. Thay vào đó, nên nói những lời hay ý đẹp để cầu thần linh phù trợ.
Tán lộc
Vào các ngày lễ, sau khi thắp hương làm lễ cúng xong xuôi, gia chủ thường sẽ tán lộc cho những người xung quanh. Riêng vào ngày vía Thần Tài, gia chủ không nên đem lộc cho người ngoài.
Người ta cho rằng chia lộc cho người ngoài, không phải người thân trong gia đình thì lộc sẽđi hết ra ngoài. Theo đó, muối gạo gia chủ có thể cất đi, nước có thể hắt từ ngoài cửa vào trong nhà, ngụ ý tài lộc chứ vào chứ không đi ra.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người