Có 1 thói quen đang âm thầm rút cạn ví bạn, nhiều người "sập bẫy" lắm rồi nhưng chưa thể thoát ra
Có một kiểu người dành 365 ngày kêu than muốn nghỉ việc, nhưng hoá ra lại là người có thâm niên lâu nhất công ty / Bí quyết để khắc phục tình trạng mất ngủ hậu COVID-19
Bạn đã bao giờ mua rất nhiều sách với suy nghĩ rằng mình sẽ đọc hết nhưng lại chỉ xếp gọn trên giá sách? Tác dụng duy nhất của chúng chỉ là để trưng bày cho đẹp mắt. Hoặc là phục vụ cho những bức ảnh sống ảo trên Instagram?
Có thể lúc quyết định mang những cuốn sách về nhà, bạn đã lên kế hoạch rất chi tiết cho câu chuyện đọc như thế nào. Song, nhiều lý do, đến cuối cùng bạn chỉ “ném tiền ra cửa sổ", ngồi nghĩ về một ngày sẽ đọc hết chồng sách dang dở.
Chúng ta nên đọc nhiều sách hơn, đó là câu nói quen thuộc được nghe từ khi còn bé. Tuy nhiên, mua quá nhiều sách lại là câu chuyện khác. Nó có thể ảnh hưởng khá tồi tệ đến tài chính của bạn.
Tại sao nhiều người thích mua sách và để vào một góc không động đến?
Có rất nhiều lý do giải thích cho câu hỏi này? Nó có thể là một nỗi ám ảnh, biểu hiện của sự muốn tích trữ hoặc thậm chí là nghiện ngập. Những người này thường không thể lướt qua phần sách bán chạy nhất mà không tiện tay bỏ thêm một cuốn vào giỏ hàng. Hơn thế nữa, họ cảm thấy cần chúng.
Chẳng hạn, điều đó cũng giống như những người thích mua đồ trang sức nhưng chưa bao giờ chưng diện ra đường. Đó là một khái niệm về sự thiếu kiểm soát trong hành vi của bản thân. Hay còn gọi là chứng rối loạn cưỡng chế.
Một lý do khác, là do nhu cầu thể hiện. Có một niềm vui khi sở hữu những cuốn sách , cho dù họ có đọc hay không. Và cuối cùng, có lẽ mọi người chỉ đang muốn tự huyễn hoặc bản thân mình là người chăm chỉ khi đã mua sách và đầu tư vào bản thân. Họ rất hào hứng khi nghĩ về việc đọc những cuốn sách bán chạy nhất. Song cuối cùng, không đủ thời gian trong một ngày để đọc.
Hơn thế nữa, chúng ta đang sống trong thời đại quá tải thông tin. Trong đó, chúng ta không thể nghiên cứu mọi cuốn sách mới được xuất bản. Vì vậy, ta thường dựa vào danh sách “sách bán chạy nhất" và “được đề xuất" để truyền cảm hứng và giúp dễ dàng quyết định.
Nhưng chúng ta có cảm thấy bị làm phiền khi có quá nhiều cuốn sách đang nằm trong nhà và chưa đọc? Có vẻ như không phải vậy.
Mọi người thường bị thu hút bởi kiến thức có trong sách. Và một bộ sưu tập những cuốn sách chưa đọc sẽ hấp dẫn hơn là nhìn thấy những cuốn trong giá sách và đã được chiêm nghiệm qua.
Bộ sưu tập sách chưa đọc là một thế giới đang chờ được khám phá. Hành động mua sách mang lại cho chúng ta cảm giác thỏa mãn khi tiếp thu, giống như lúc mua bất cứ thứ gì khác. Tuy nhiên, có một sự hài lòng đặc biệt khi mua sách để bổ sung vào đống tài liệu chưa đọc. Bởi vì có một thư viện của bản thân và luôn có sẵn để đọc bất cứ lúc nào bạn muốn sẽ mang lại cho ta nhiều niềm vui.
Một số nghiên cứu quốc tế chỉ ra rằng những trẻ em đọc sách và lớn lên trong những ngôi nhà nhiều sách, mang lại rất nhiều điều tốt. Bao gồm trí tưởng tượng sống động hơn, sự đồng cảm, kỹ năng nói và tập trung tốt hơn, thậm chí là mức độ thông thạo học tập cao hơn.
Nhưng, có lẽ, khi bước vào tuổi trưởng thành, lịch trình bận rộn có thể không cho phép chúng ta đọc nhiều. Trong khi vẫn có niềm say mê mua sách, lối sống bận rộn không cho phép chúng ta đọc quá nhiều. Từ đó dẫn đến việc hoang phí tiền bạc khi sắm quá nhiều sách.
Cách để không bị thâm hụt ngân sách do mua sách quá nhiều?
1. Định lượng vấn đề của bạn
Thu nhập tất cả tài liệu chưa đọc của bạn. Chúng có thể bao gồm sách, tạp chí, báo hàng ngày,... Khi đã nắm được số lượng, hãy lập danh sách những thứ bạn biết là mình sẽ không đọc và loại bỏ chúng .
Ví dụ: nếu bạn có đăng ký tạp chí theo tháng nhưng hầu như không đọc hết, hãy yêu cầu huỷ thẻ thành viên và tiết kiệm tiền của bản thân!
2. Bán hoặc tặng những cuốn sách bạn không còn muốn đọc/đọc lại
Để chọn những cuốn sách cần loại bỏ, bạn có thể tuân theo quy tắc giới hạn thời gian cho bất kỳ cuốn nào trong đống sách muốn đọc. Bây giờ bạn có một số tài liệu không định đọc hoặc đọc lại, đã đến lúc nên loại bỏ chúng.
Bán lại để có thêm một nguồn thu. Hoặc tặng chúng cho những độc giả khác và dành một số không gian cho những cuốn sách khác.
3. Đặt mục tiêu tài chính khi mua sách mới
Tự đặt ra nguyên tắc mua sách mới, phù hợp với ngân sách và nhu cầu của bản thân. Bởi vì bạn chắc chắn không muốn lãng phí một đống tiền với những cuốn sách không đọc lấy một chữ.
Đặt mục tiêu là hoàn thành ít nhất 80% số sách chưa đọc trên giá sách mới được mua những cuốn mới. Hơn thế nữa, hãy chỉ mua 2-3 cuốn một lần, để chắc chắn là bạn sẽ không lãng phí.
4. Đăng ký thẻ thành viên ở thư viện
Dù sao việc tránh hoặc hạn chế số lượng sách bạn mua có thể cũng không ảnh đến hứng thú muốn đọc sách của bạn. Vì vậy, đến thư viện để đọc sách là một lựa chọn tốt hơn là mua chúng một cách bốc đồng.
Hơn nữa, tham gia thư viện cũng là cách tuyệt vời để giao lưu với những người có cùng chí hướng. Nó cũng là một lựa chọn thân thiện hơn với túi tiền. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cho mượn hoặc trao đổi sách với bạn bè để đọc những nội dung mới và đa dạng hơn, nhưng vẫn tiết kiệm.
Lời kết
Đọc sách là thói quen tốt để cải thiện bản thân. Tuy nhiên, nó không đồng nghĩa với việc mua sách quá nhiều nhưng không đọc hết. Điều đó có thể chỉ thỏa mãn bạn ở mặt tâm trí, nhưng lại ngốn của bạn rất nhiều tiền với những cuốn sách không dở một trang kể từ khi mua về.
Do vậy, tránh cạm bẫy mua sách quá nhiều mà không đọc, hãy lập kế hoạch và chi tiêu hiệu quả!
Ảnh: Tổng hợp
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Không ngâm thịt vào nước khi rã đông! Các đầu bếp nhà hàng chia sẻ bí quyết rã đông thịt nhanh trong 5 phút, hãy thử ngay
Đừng cho 6 thứ này vào máy giặt, sẽ không sạch và có thể làm hỏng máy
Hiệp hội Du lịch tỉnh Hải Dương: Vững đà phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ
Trước ngày đón mẹ chồng lên sống chung, hành động của vợ khiến tôi bàng hoàng, cảm giác như một nhát dao cứa vào lòng
Nàng dâu bị mẹ chồng "sạc" nảy lửa sau khi nâng mũi, cú phản đòn bất ngờ khiến bà phải "xuôi"
Người xưa nói: '3 tuổi nhìn ra tính cách, 7 tuổi nhìn ra số mệnh', có thực sự dự đoán được tính cách, tương lai đứa trẻ không?