Đời sống

Cô dâu thường phải 'lại mặt' sau đám cưới, vì sao?

Lại mặt là một truyền thống văn hóa dân gian tốt đẹp cần được trân trọng và duy trì. Thế nhưng ý nghĩa đằng sau việc này thì không phải ai cũng biết.

Cuối tháng 10, 3 con giáp được trời ban tài lộc: Sự nghiệp thăng hoa, tình duyên viên mãn / Sau hôm nay, 3 con giáp này sẽ thoát kiếp khổ cực, hóa giải thị phi, và đón tài lộc từ muôn phương

Ngày cưới là một ngày lễ vô cùng trọng đại và thiêng liêng đối với mỗi đôi uyên ương. Do vậy việc hiểu và nắm rõ nghi thức cưới hỏi là vô cùng quan trọng. Trong đó có nhiều vấn đề bắt buộc phải làm những lễ như: Chạm ngõ, ăn hỏi, xin dâu, rước dâu, đãi tiệc và lại mặt...

lại mặt, lại mặt sau đám cưới, phong tục cưới hỏi, kiến thức

Tại sao lại có nghi lễ lại mặt sau đám cưới? (Ảnh minh họa)

Theo phong tục cưới hỏi truyền thống của một số nước phương đông như Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan, ngày thứ ba sau lễ kết hôn là ngày cô dâu phải trở về quê ngoại. Chú rể nên đi cùng cô dâu về bên ngoại vì đây là lần đầu tiên hai người về đó với tư cách là một cặp vợ chồng, một gia đình khác. Họ tỏ lòng thành kính với cha mẹ cô gái, nên lễ vật chuẩn bị để đưa về quê ngoại tất nhiên sẽ tương đối hoành tráng.

Trước hết, vợ chồng mới cưới nên mang theo quà, còn bố mẹ vợ nên chuẩn bị một bữa tiệc thịnh soạn, đồng thời, họ cũng sẽ mời thêm họ hàng và bạn bè thân thiết đến cùng chiêu đãi con rể.

Đối với chú rể, mục đích chính của việc “lại ngoại” là làm quen với họ hàng. Ngày xưa, trước khi cưới, chú rể thậm chí còn không được gặp mặt cô dâu. Vì vậy, anh cũng không biết ai là người thân quen trong gia đình bố mẹ vợ.

lại mặt, lại mặt sau đám cưới, phong tục cưới hỏi, kiến thức

Mặt khác, đó cũng là biểu hiện tình cảm của con rể đối với bố mẹ vợ. Người sinh trưởng dưỡng dục ra cô gái mà sau này gả cho anh, tất nhiên chàng rể cũng phải bày tỏ lòng biết ơn và tâm hiếu kính của mình. Tuy nhiên, đây không phải là mục đích quan trọng nhất của việc lại ngoại.

 

Trên thực tế, ý nghĩa thực sự của việc lại ngoại nằm ở sự giao tiếp riêng tư giữa cô dâu và gia đình cô ấy. Trước đây, các cô gái kết hôn khi tuổi còn khá trẻ. Rất nhiều cô gái lấy chồng ở tuổi thiếu niên. Nhìn từ góc độ ngày nay, cô dâu thực chất còn là một đứa trẻ.

Khi một cô bé chuyển sang sống và sinh hoạt ở một ngôi nhà hoàn toàn xa lạ thì làm thế nào để quản lý việc nhà, làm thế nào để hòa hợp với bố mẹ chồng và chăm sóc bố mẹ chồng như thế nào? Đó là điều vô cùng bỡ ngỡ và khó khăn. Nhưng có rất nhiều chuyện cô không thể nói với gia đình nhà chồng, thậm chí với người chồng mới cưới của mình.

Vì vậy, mục đích chính của phong tục lại ngoại sau ba ngày là để cô dâu có cơ hội tâm sự với bố mẹ đẻ và tìm đến gia đình ruột thịt để được giúp đỡ về những vấn đề bối rối mà cô gặp phải sau khi kết hôn.

lại mặt, lại mặt sau đám cưới, phong tục cưới hỏi, kiến thức

Tuy nhiên, trong trường hợp cô gái lấy chồng ở khoảng cách quá xa nhà bố mẹ đẻ và cô không thể trở về quê vào đúng ngày. Khi đó người xưa đã nghĩ ra một cách, đó là “nhấn đáy hòm”.

 

Ngày xưa con gái đi lấy chồng, bố mẹ đẻ sẽ chuẩn bị cho cô những hòm đồ đựng của hồi môn. Có thể là quần áo, son phấn, trang sức. Nhưng dưới đáy một chiếc hòm đặc biệt nào đó họ sẽ làm một ngăn chứa bí mật. Khi cô dâu gặp khó khăn sẽ ấn vào đáy hòm, trong đó có quyển sách ghi chép các điều cần lưu ý trong hôn nhân mà bố mẹ đã chuẩn sẵn cho cô. Nó sẽ giúp cô giải quyết các vấn đề khó nói khi làm dâu mới. Đây là một sản phẩm của phong tục hôn nhân trong quá khứ.

Như vậy, việc cô dâu mới quay về thăm nhà bố mẹ đẻ là một tập tục rất có ý nghĩa với cô dâu và gia đình thông gia đôi bên. Vì thế gia đình bố mẹ chồng nào cũng sẽ cố gắng sắp xếp cho con dâu của họ có được một ngày lại ngoại viên mãn theo đúng phong tục. Đây là một truyền thống văn hóa dân gian tốt đẹp cần được trân trọng và duy trì.

* Thông tin chỉ mang tính tham khảo.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm