Có một quan tòa mang tên 'Lương Tâm'
Cách khử mùi hôi khi luộc vịt / Mách bạn cách trồng dưa leo trong thùng xốp cho quả sai trĩu cả nhà ăn không xuể
Có một quan tòa trong mỗi người
Thời gian qua dư luận bàng hoàng, phẫn nộ bởi những vụ sản xuất thuốc giả để điều trị ung thư, rồi điều chế thuốc chống ung thư bằng than tre... "Con mồi" mà những kẻ hám lợi nhắm tới đều là những người bệnh ung thư, khi mà nhiều người trong số họ đã ở ngưỡng cửa của sự sống và cái chết. Nhiều người trong số họ đã được xếp vào số “nan y”, “hết thuốc chữa”. Nhiều người trong số họ đã phải bán nhà bán cửa những mong kéo dài thêm sự sống. Vậy mà, lại có những kẻ chỉ vì hám lợi sẵn sàng trục lợi ngay cả trên thân xác những người đã rơi vào bước đường khốn cùng.
Vụ việc trên cho thấy, khi con người không còn được níu giữ bởi lương tâm, khi thế lực của đồng tiền bắt tay cùng địa vị, quan hệ, khi nhiều kẻ cùng “hợp tác” làm việc ác, cùng chia sẻ những đồng tiền hôi hám thì mức độ gây hại của nó sẽ nguy hại và khủng khiếp hơn gấp nhiều lần.
Trục lợi trên người bệnh đã là một sự táng tận lương tâm. Không chỉ có vậy, từ nhiều năm qua, chúng ta đã quen thuộc với câu nói: “rau hai luống, lợn hai chuồng”, hay “ăn vào thì còn chết chậm, chứ không ăn thì chết ngay vì… đói”. Thực phẩm bẩn tràn lan đã thực sự là một vấn nạn. Thịt lợn chứa chất cấm, tôm tiêm hóa chất… còn cái gì để chúng ta không “kiếm chác” trên chính đồng loại.
Ai cũng nghĩ mình khôn, ai cũng nghĩ mình kiếm được lợi nhiều. Làm ăn điêu trá, buôn gian bán lận, vì tiền mà không từ việc gì, không từ thủ đoạn nào. Có ai biết đâu, mình chỉ là kẻ xuẩn ngốc nhất cuộc đời. Buôn được tạ nầm lợn bẩn lãi được vài triệu bạc – tưởng khôn, mình đâu có ăn nầm lợn mà sợ. Ai dè, đến bữa ăn, nhai cọng rau muống chứa đầy phân hóa học vì người trồng rau cũng muốn kiếm lợi. Đến lúc vào viện, uống viên thuốc, làm phẫu thuật cũng đắt hơn nhiều lần so với giá trị thực vì còn phải phong bì lót tay…
Kinh hoàng thuốc chống ung thư làm từ bột than tre |
Rút cuộc, ta chỉ là những kẻ khờ dại sống bằng những giá trị ảo, sống bằng thân xác của chính nhau mà không hay. Hay có biết cũng “nhắm mắt làm ngơ”, mặc thời thế xoay vần. Ai cũng vậy, mình ta lương thiện biết sống với ai? Phải chăng, chính lối sống và suy nghĩ ích kỷ như thế khiến chúng ta đang chết dần, chết mòn, “tự giết” lẫn nhau? Cớ sao ta không một lần tự vấn lương tâm, quay đầu là bờ, khởi một việc thiện để nhân lên những giá trị thực, để đồng loại và con cháu chúng ta tránh được “vết xe đổ”, để cuộc đời bớt những khổ đau.
Nhiều năm theo dõi các phiên tòa, chúng tôi đều thấy rằng, trong mỗi vụ việc không chỉ có phiên tòa của pháp luật, phiên tòa của thẩm phán mà còn có phiên tòa của lương tâm mỗi chúng ta. Phiên tòa của pháp luật có thể phải trả giá trong 5 năm, 10 năm nhưng phiên tòa của lương tâm có thể phải đeo đăng, rằn vặt suốt đời. Để không phải đối diện với phiên tòa ấy, mong sao, trước mỗi việc làm, ta vẫn còn biết tự vấn lương tâm!
Không được để mất lương tâm
Truyện kể rằng, tại một phiên tòa, người ta đã kết tội một bà cụ vì tội ăn cắp. Bà cụ cho biết, bà phải làm liều vì gia cảnh quá nghèo, trong khi con trai bị bệnh, còn đứa cháu bị suy dinh dưỡng. “Thưa bà, pháp luật là pháp luật, tôi là người đại diện của pháp luật nên phải xử nghiêm minh, nay tôi tuyên phạt bà bồi thường 1 triệu Rupiah cho người mất cắp, và nếu bà không có tiền bồi thường, bà buộc phải ngồi tù hai năm rưỡi”- viên chánh án tuyên bố. Bà cụ run rẩy, nước mắt chứa chan.
Thế rồi bất ngờ ông chánh án phán tiếp: Nhân danh đại diện của công lý, tôi tuyên phạt tất cả những công dân nào có mặt trong phiên toà này 50.000 Rupiah vì cùng sống trong thành phố giàu có và văn minh thế này, mà lại để cho một bà lão ăn cắp vì con cháu bị đói và bệnh tật. Nói xong, ông cởi mũ đưa cho cô thư ký truyền đi khắp phòng và cuối cùng, bà cụ đã nhận được 3,5 triệu Rupiah tiền quyên góp, trong đó có cả 50.000 Rupiah của ông.
Câu chuyện cảm động và kết thúc có hậu này, chỉ có thể có được nhờ sự thôi thúc mạnh mẽ của lương tâm và trách nhiệm. Nhờ lương tâm bừng sáng, mà viên chánh án - người đại diện của luật pháp, đã tìm ra một giải pháp tuyệt vời để cứu bà cụ. Thế gian này, thật cần nhiều lắm tiếng gọi của lương tâm!
Bàn tay cứu độ |
Lương tâm, như từ này cho thấy, là sự ý thức. Nó là loại ý thức đặc trưng – ý thức đạo đức, một cảm thức nội tại về cái đúng và cái sai. Và nó là ý thức có sức mạnh bắt buộc. Chúng ta cảm thấy bị nó thúc ép. Nó ra lệnh cho chúng ta. Nếu chúng ta không vâng phục nó, chúng ta cảm thấy ăn năn hay lo sợ. Bất cứ lúc nào chúng ta giữ lời hứa hoặc hoàn thành một nghĩa vụ đạo đức hay pháp lý là đều có sự can dự của lương tâm. Nguyễn Du cũng viết: “Thiện căn ở tại lòng ta/ Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao lại có mảnh vải trải ngang trên giường khách sạn? Nhiều người không biết tác dụng, hãy nghe cô dọn dẹp nói thật
Cuối tháng 12 âm: 2 con giáp đón tài lộc rực rỡ, 1 con giáp thoát khỏi vận xui
Mẹ chồng tung điều kiện “cực gắt” khi cho căn hộ, thông gia lập tức đáp trả khiến bà tái mặt
Mâm cua biển bạc triệu văng tung tóe giữa sân: Mẹ chồng bỗng nổi giận, nàng dâu quyết định rời đi!
Chồng ném đũa giữa mâm cơm, vô tình giúp mẹ tôi hiểu rõ bi kịch của cuộc hôn nhân này
Chắt bóp từng đồng gửi về quê, vậy mà khi tôi cần tiền, mẹ chồng lại phũ phàng từ chối: Câu nói khiến tôi rơi vào tuyệt vọng