Có nên cho trẻ béo phì ăn kiêng?
4 bước bảo quản rau muống nhiều ngày vẫn tươi xanh, dinh dưỡng vẹn nguyên / Những bữa sáng tuyệt vời cho bé suy dinh dưỡng
Tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ, nhất là ở những thành phố lớn đang ngày một gia tăng. Đây là vấn đề rất đáng lo ngại vì trẻ thừa cân, béo phì sẽ có nguy cơ mắc nhiều bệnh mạn tính như: huyết áp, tim mạch, tiểu đường... Bởi vậy cha mẹ cần biết cách chăm sóc, lập chế độ dinh dưỡng hợp lý cho con bé bị béo phì để vẫn cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho trẻ.
Trẻ em và người trưởng thành có nhu cầu dinh dưỡng rất khác nhau. Vì thế với những trẻ bị thừa cân, béo phì, không nên áp dụng chế độ ăn kiêng của người trưởng thành cho trẻ để không bị ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ. Do trẻ còn phát triển chiều cao nên ngoại trừ những trường hợp béo phì nặng cần giảm cân (độ 2, 3), đa số chỉ cần giữ nguyên cân nặng, không tăng cân, để khi trẻ phát triển chiều cao sẽ vẫn đạt cân nặng hợp lý.
Trẻ nhỏ có nhu cầu năng lượng chất béo rất cao, tới 35-40% ở trẻ từ 1-3 tuổi, 30% ở trẻ trên 3 tuổi trong khi ở người trưởng thành không quá 25%. Do đó, tỷ lệ cân đối giữa lipid động vật và lipid thực vật được khuyến nghị là 70% và 30%.Vì vậy, cho trẻ thừa cân béo phì ăn đủ lượng chất béo là rất quan trọng và trên thực tế những đối tượng này dễ bị ăn quá nhiều ăn như bình thường trẻ mập hay ăn hoặc quá ít chất béo do ăn kiêng nghiêm ngặt.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ béo phì vẫn cần bổ sung chất béo và các dưỡng chất khácVì vậy, mặc dù thức ăn của trẻ thường có thịt, trứng, tôm, cá (vốn đã có một lượng nhất định lipid động vật) nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu lipid nên vẫn cần cho trẻ ăn thêm dầu mỡ theo tỷ lệ một bữa dầu ăn xen kẽ một bữa mỡ. Và, kể cả trẻ đang thừa cân béo phì, để đảm bảo nhu cầu chất béo cho trẻ phát triển, vẫn nên cho trẻ ăn dầu, mỡ tối thiểu 3 thìa cà phê loại 5ml/ngày nên hạn chế chứ không nên bỏ hẳn những món xào rán.
Nhu cầu chất xơ và vitamin: trẻ nên ăn nhiều rau và hoa quả (ít ngọt: ví dụ như dưa chuột, dưa gang, củ đậu để năng lượng khẩu phần thấp và không bị cảm giác rỗng dạ dày): 200-500g rau củ/ngày, tùy độ tuổi.
Trẻ nên uống nhiều nước, 1,5 lít/ngày. Đồng thời cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả ít ngọt.- Và cần có chế độ ăn điều độ, không ăn quá no, không được bỏ bữa, không để trẻ quá đói, ăn nhiều vào buổi sáng, không nên ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ.Nên ăn nhiều vào bữa sáng để tránh ăn vặt ở trường, giảm ăn về chiều và tối.- Nên ăn nhiều rau xanh, quả ít ngọt. Giảm bớt gạo thay bằng khoai, ngô là những thức ăn cơ bản giàu chất xơ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn 800 triệu trên bàn thờ người chồng vừa khuất: Cú sốc lớn khi sự thật được hé lộ
Cách sơ cứu khẩn cấp khi bị rắn độc cắn
Ăn gấc nhiều người thường bỏ hạt đi nhưng không ngờ đây là 'tiên dược' giá cao
Cách khử mùi hôi sau khi ăn tỏi cực hiệu quả
Sử dụng dầu ăn đúng cách, an toàn cho sức khỏe cả nhà
Mẹo chọn cà chua an toàn và bảo quản đúng cách