Có những dấu hiệu này, chị em tuổi tiền mãn kinh cần đến viện sớm
Thực phẩm giúp lấy lại sức khỏe cho người thức đêm / Cách bổ sung canxi cho người không dung nạp lactose trong sữa
Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ từng tiếp nhận và điều trị cho nhiều trường hợp chị em mắc căn bệnh “khó nói” này. Bà N.T.B (56 tuổi, ngụ huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) là một trường hợp điển hình.
Với 7 lần sinh con bằng phương pháp đẻ thường nên những ngày trước khi nhập viện bà B có một khối to lọt hẳn ra ngoài âm đạo. Sự cố này khiến bệnh nhân ngồi hoặc đi lại gặp nhiều khó khăn thậm chí đôi khi còn đi tiểu ra máu và tiểu xót. Rất khó chịu và lo lắng, bệnh nhân đến viện và được chẩn đoán sa tử cung và bàng quang.
Rất may, ca phẫu thuật diễn ra nhẹ nhàng, bệnh nhân như “cất đi được gánh nặng” khi khối to đã không còn đeo đẳng nơi vùng kín.
Theo các bác sĩ chuyên khoa sản, sa sinh dục nữ (hay còn gọi là sa tạng chậu) là một trong những bệnh lý thường gặp ở phụ nữ tuổi mãn kinh đặc biệt là ở phụ nữ nông thôn. Mặc dù không là bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, lao động của chị em.
Theo BS. Phạm Minh Chi, Khoa Chẩn đoán Hình ảnh – Bệnh viện TƯQĐ 108, bệnh thường gặp ở những người chửa đẻ nhiều, đẻ quá sớm, quá dày và những lần đẻ trước không không được đỡ đẻ an toàn, đúng kỹ thuật. Sa sinh dục trong nhiều trường hợp không những chỉ sa tử cung, mà còn sa cả thành trước âm đạo kèm theo có sa bàng quang và sa cả thành sau âm đạo kèm theo trực tràng.
Đáng lưu ý, sa tạng chậu thường gặp ở 1/3 phụ nữ sau mãn kinh; ở phụ nữ sanh ngã âm đạo, tỷ lệ này là 50%. Ngoài ra, bệnh có thể gặp ở những chị em có bệnh lý tăng áp lực trong ổ bụng như táo bón kinh niên, ho kéo dài hoặc chị em nữ thường xuyên lao động nặng. Bệnh cũng có thể là bẩm sinh. Ở trường hợp bẩm sinh, thời gian bị sa sinh dục sẽ đến sớm hơn trước tuổi mãn kinh.
Bệnh có nhiều mức độ, từ nhẹ (mức độ 1 - 2) đến nặng (mức độ 3 - 4). Tùy từng mức độ, sẽ có triệu chứng và cách điều trị khác nhau. Triệu chứng ban đầu là cảm giác khó chịu vùng cửa mình, cảm thấy nặng vùng bụng dưới. Sau đó có thể thấy 1 khối sa ra hẳn ngoài âm đạo.
Bệnh có thể là sa đơn thuần (chỉ sa 1 cơ quan) hoặc sa phối hợp (sa 2 hoặc nhiều cơ quan). Một số trường hợp sa cả 3 cơ quan: tử cung, bọng đái và trực tràng.
Theo đó, nếu bệnh nhân bị sa bọng đái gây ra rối loạn về đi tiểu như tiểu lắt nhắt, tiểu không kiểm soát, tiểu khó, mức độ nặng hơn có thể bị bí tiểu. Nếu kèm theo sa trực tràng có thể dẫn đến táo bón, gây trầy xước niêm mạc và viêm nhiễm vùng cổ tử cung nếu sa nặng.
Thạc sĩ – Bác sĩ Trịnh Hoài Ngọc – Trưởng khoa Phụ, BV Phụ sản TP. Cần Thơ cho biết, tùy từng loại sa và từng mức độ bệnh mà có giải pháp khác nhau. Ở mức độ nhẹ, chị em có thể được điều trị bằng cách tập vật lý trị liệu tăng cường sức nâng đỡ vùng chậu.
Ở mức độ nặng hơn sẽ cần can thiệp ngoại khoa, phẫu thuật chỉnh sửa hoặc thay thế những cấu trúc giải phẫu bị khiếm khuyết. Trong đó, phương pháp tối ưu là chỉnh sửa qua nội soi ngã bụng. Dụng cụ sẽ được đưa qua những lỗ nhỏ qua thành bụng để đặt lưới sinh học, khắc phục những khiếm khuyết vùng chậu, giúp phục hồi chức năng vùng chậu và nâng đỡ các tạng trong vùng chậu.
Các bác sĩ BV Phụ sản TP Cần Thơ phẫu thuật cho bệnh nhân bị sa sinh dục |
Đây là một trong những phương pháp tối ưu trong điều trị bệnh sa sinh dục nữ với nhiều ưu điểm: hiệu quả cao (tỷ lệ thành công trên 90%), ít mất máu, khả năng hồi phục và xuất viện nhanh, ít nguy cơ nhiễm trùng, phù hợp với mọi đối tượng và xác suất thải ghép hoặc xói mòn dưới 5%.
Để dự phòng sa sinh dục, các bác sĩ chuyên sản phụ khoa khuyến cáo, chị em không nên đẻ sớm quá, đẻ nhiều quá, đẻ dày quá. Phải đẻ ở nơi có điều kiện đỡ đẻ an toàn, đỡ đẻ đúng kỹ thuật. Không nên để cơn chuyển dạ quá dài, không để rặn đẻ quá lâu.
Các thủ thuật sản khoa phải làm đúng chỉ định, đúng kỹ thuật và đủ điều kiện tránh gây sang chấn cho âm đạo và tầng sinh môn. Nếu rách tầng sinh môn, dù nhỏ cũng phải khâu lại. Sau đẻ không nên lao động quá sớm và quá nặng. Cần phát hiện và điều trị sớm các bệnh mãn tính gây tăng áp lực ổ bụng thường xuyên (táo bón trường diễn, ho kéo dài…) là nguyên nhân dẫn đến sa sinh dục.
Mặc dù bệnh diễn tiến chậm theo thời gian, nếu không được xử trí thì ngày càng sa nhiều hơn, mức độ sa nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào tuổi tác và mức độ lao động nặng hay nhẹ. Ngoài ra có thể có một số các biến chứng kèm theo.
Nếu chẳng may bạn bị sa sinh dục nếu không điều trị có thể ảnh hưởng đến tình hình sức khỏe chung, khó khăn trong sinh hoạt, biến chứng bí tiểu và phải giải quyết cấp cứu. Do đó, khi có các dấu hiệu bệnh, chị em nên đến cơ sở y tế có chuyên khoa sản để được thăm khám và điều trị kịp thời, hiệu quả, tránh những bi ến chứng đáng tiếc xảy ra.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
10 triệu mỗi tháng gửi về chăm bố mẹ chồng, nhưng ngày về thăm quê, nhìn mâm cơm nghèo nàn, tôi lặng người
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn