Cô vợ đòi ly hôn khi Tết cận kề và câu chuyện nhức nhối đằng sau cuốn sổ tiết kiệm 600 triệu cùng 2000 mẩu giấy nhớ
Chồng ngoại tình trơ trẽn đòi ly hôn, vợ tung bí mật đắt giá / Ngày ly hôn con dâu bật khóc: “Vì trong lòng mẹ có con, nên con mới cố gắng được đến ngày hôm nay”
Trở về từ dòng người hối hả, tấp nập mang hơi thở của Tết, cô thấy trống trải vô cùng. Đơn đã đủ 2 chữ kí vậy mà cô chẳng đủ dũng cảm để bước vào tòa án. Bởi nếu điều ấy thực sự xảy ra, chỉ qua cái Tết các con cô sẽ phải xa nhau, tổ ấm này sẽ chẳng bao giờ được gọi là gia đình nữa.
Tối qua chồng cô đã kịp đưa 2 con về quê sớm với ông bà để sáng nay lên đi làm cho kịp. Vậy là căn nhà này bây giờ chỉ có 2 người họ với nhau, một không gian đáng sợ đến nghẹt thở. Cô nhớ những cái Tết trước đây, khi họ còn trong căn nhà trọ chật chội, mọi thứ không lạnh lẽo đến thế này.
"Thằng Công lại về muộn hả, chưa ăn gì thì sang đây, còn nhiều xôi lắm", bà hàng xóm nhìn thấy cô ủ rũ thì hỏi han. Cô vẫn coi bà như mẹ, có chuyện gì cũng tâm sự, thi thoảng còn nhờ bà trông con, trông nhà cho chạy đi loanh quanh.
Những lúc thế này, cô chẳng nghĩ được gì hơn là tìm một không gian ít kỉ niệm, để không phải xót, phải đau, phải tiếc nuối. Con cháu nhà bà đã về quê hết nên chỉ có bà ở nhà 1 mình, cô tha hồ mà tâm sự, sẽ dễ trải lòng hơn việc cô nói chuyện với mẹ đẻ mình hoặc bất cứ 1 người thân nào đó.
"Vì sao ông bà lại ly hôn rồi quay lại thế ạ? Bà chưa kể cho con nghe đâu", cô hỏi chuyện bà hàng xóm.
Người phụ nữ đã trải qua gần 70 mùa xuân trầm ngâm, mắt hướng lên di ảnh chồng mỉm cười. Có lẽ đó là nụ cười thanh thản, không vướng bận tâm tư của những đau khổ trong quá khứ.
Bà kể, vợ chồng bà cũng như cô, không có kẻ thứ 3, không vì một lý do gì quá nghiêm trọng nhưng họ vẫn quyết định chia tay. Vì bà, bà không muốn "cô độc dù có chồng".
Vào những năm xa xôi ấy, để lấy được bà, ông phải bỏ công việc tự do để xin vào làm công nhân nhà máy Dệt. Thời đó được làm công việc ấy là danh giá lắm, ổn định còn hơn là làm cái anh sửa xe ngày 10 tiếng tay đầy dầu mỡ.
Thế rồi tình yêu của ông bà chẳng khác nào chuyện "một túp lều tranh hai trái tim vàng". Hôn nhân của họ không có cãi vã, không giận hờn, không ngọt ngào lãng mạn. Đơn giản chỉ vì họ chẳng có thời gian mà giận nhau. Bà đi làm giờ hành chính còn ông lại làm ca đêm. Cứ giờ bà đi thì ông về mà giờ bà về ông lại đi. Thời bấy giờ không điện thoại, không facebook, zalo, cách mà họ giao tiếp với nhau chỉ qua những mẩu giấy nhớ cắt từ quyển lịch hoặc vở của con đã viết ra mà dùng.
Sáng bà đi làm mà chẳng kịp chờ ông về bà sẽ để lại vài chữ: "Cơm em ủ trong chăn chiên nhé, còn 2 quả trứng luộc nhớ ăn cho hết", "Có nồi cá kho dưa anh thích ăn nhất trong chạn đấy", "Chiều dậy sửa cho em cái quạt, kêu to lắm đêm qua thằng Tí chả ngủ được..." cùng hàng nghìn những thông tin họ chẳng thể trao đổi trực tiếp.
Cũng như thế, trước khi đi làm ông sẽ để lại cho bà những mẩu giấy nhớ: "Anh xào rau rồi, tối nhớ đi thăm con cô Y. hôm qua mới bị ngã gãy chân đấy", "Là cho anh cái áo mai anh mặc đi ăn cưới", "Tiền học của con anh để ở tủ nhé"...
Cuộc sống của họ cứ thế trôi qua cho đến khi bà quá mệt mỏi và đề nghị ông đổi công việc khác. Bấy giờ, ông trả lời bà rất thẳng thắn: "Anh làm ở đây quen rồi, lâu năm cũng có thâm niên, giờ già rồi biết đi đâu tìm việc. Mà chẳng phải em thích thế hay sao?". Trong mắt bà ông là người chẳng có chí hướng, cũng không biết phấn đấu vì vợ con.
Mỗi cái Tết trôi qua, nhìn nhà người ta khấm khá lên, nhà mình cứ lương 3 cọc 3 đồng, đêm hôm vợ cần chồng nhất thì chồng không ở nhà đâm ra bà chán nản.
"Vào một ngày giáp Tết, cô đã đòi ly hôn, ông ấy miễn cưỡng đồng ý sau rất nhiều cãi vã và thời gian dài vợ chồng xích mích, bất đồng quan điểm. Chú để cô nuôi con hết, hàng tháng sẽ hỗ trợ tiền", bà kể lại, ánh mắt có chút cay cay.
Nhưng câu chuyện đằng sau mới thật sự khiến người phụ nữ từng cảm thấy rất cô độc khi sống cùng chồng phải suy ngẫm. Suốt 20 năm đằng đẵng, ông đều làm tròn trách nhiệm người cha, cấp dưỡng cho con đến khi đứa lớn đi làm. Đến ngày 3 mẹ con bà mua được căn chung cư này thì bà nhận được tin ông bị ung thư. Bà gạt qua tất cả mọi chuyện trong quá khứ đề nghị con cái đón ông về chăm sóc những ngày cuối đời.
"Lúc trút hơi thở cuối cùng ông ấy nắm tay cô thều thào, nói lời xin lỗi, lời cám ơn. Ông ấy hỏi cô tại sao lại đối xử tốt với ông ấy dù đã chia tay bao nhiêu năm như thế. Cô cũng thành thật với lòng mình: 'Vì tôi thương ông, vì suốt cuộc đời này ông luôn là bố của các con tôi. Và vì ly hôn không có nghĩa tình yêu đã hết'. Ông ấy mỉm cười, có lẽ đã ra đi thanh thản", những kí ức ùa về trong mắt bà, long lanh, nặng trĩu.
Bà kể, mở chiếc hộp chứa đựng tài sản lớn mà ông để dành trong suốt mấy chục năm qua là cuốn sổ tiết kiệm dành cho các con trị giá 600 triệu cùng hơn 2000 mẩu giấy nhớ. Ông bảo, viết giấy nhớ đã trở thành thói quen của ông rồi. Trong những dòng chữ nguệch ngoạc ở miếng giấy tủn mủn, bà nhận ra rõ nỗi đau và sự bất lực của chồng. Ông tự nhận mình kém cỏi, không thể vươn ra "biển lớn" mà lo cho vợ con nên ông đành giải thoát cho bà. Bởi ông hiểu cuộc sống họ đang trải qua không phải hôn nhân thực sự.
Đối với ông, tình yêu đạt ở cảnh giới cao nhất khi người ta biết buông bỏ nếu không thể mang lại hạnh phúc cho người mình yêu. Ai ngờ suốt bao năm bà vẫn chẳng tìm tình yêu mới. Vậy là họ cứ lặng lẽ nghĩ về nhau sau lớp "hàng rào" vô hình, một người không muốn mạo hiểm, một người chẳng chịu níu giữ.
Bà nhìn cô sau câu chuyện dài an ủi: "Cô không sống trong hoàn cảnh của con, cô chẳng thể nói con nên làm thế này hay thế kia nhưng đã là vợ chồng với nhau thì sau này có ly hôn, có muốn chối bỏ cũng không được. Giữa chúng ta còn con cái, còn những kỉ niệm, còn rất nhiều thứ ràng buộc không thể diễn tả bằng lời. Đừng vội buông bỏ khi chưa thực sự cố gắng. Cuộc ly hôn đáng tiếc nhất là khi 2 bên vẫn còn tình yêu. Đừng vì cái tôi cá nhân mà để con cái phải khổ con ạ".
Khi cuộc nói chuyện còn chưa đến hồi kết, khi nước mắt đang lưng tròng thì cô nhận được điện thoại từ chồng: "Em có ở nhà không xuống khiêng với anh chậu quất". Tự nhiên nghe mà lạ lẫm, đã lâu lắm rồi cô chẳng nghe được 1 câu "anh - em" từ chồng, chỉ đơn giản vì những mẩu giấy nhớ kia đã biến thành tin nhắn messenger. Hiện đại quá, bận rộn quá mà họ quên mất sự tồn tại của nhau, quên cả việc họ đang thực hiện nghĩa vụ của người chồng, người vợ.
Loay hoay trồng xong chậu quất, bỗng nhiên chồng cô hớn hở nói với vợ: "Vắng 2 đứa mà nhà buồn nhỉ. Thế này sang năm chỉ có 2 mẹ con đón Tết thì mất vui. Hay là... chúng mình đừng ly hôn được không em, vì những cái Tết trọn vẹn...".
Cô buông cốc nước, ôm anh khóc như một đứa trẻ, cô sai rồi, sai chẳng kém gì chồng mình. Giờ thì cô đã hiểu, hôn nhân ngoài tình yêu ra còn cần sự bao dung và kiên nhẫn, vợ chồng chẳng cần bên nhau bao nhiêu năm, chỉ cần vào mùa xuân cuối cùng của cuộc đời, vẫn nắm chặt tay nhau là đủ rồi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người