Đời sống

Coi chừng ngộ độc thực phẩm ngày nắng nóng

Nắng nóng bạn phải hết sức thận trọng trong vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm nhé.

Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm trong mùa hè / 2 bộ phận cực độc trong hoa đậu biếc: Nhiều mẹ làm cả nhà ngộ độc vẫn không biết tại sao

Ngộ độc xảy ra bởi các vi khuẩn, virus hoặc độc tố lan truyền qua thực phẩm. Con người mắc bệnh khi ăn uống phải đồ ăn nhiễm khuẩn.

Các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm thường là đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, sốt. Bệnh tiến triển nặng hơn gây tiêu chảy ồ ạt dẫn đến trụy mạch, nếu không điều trị kịp thời có thể tử vong.

Các triệu chứng này có thể xuất hiện sớm sau khi ăn 30 phút hoặc trễ hơn tùy theo cơ địa của mỗi người.

ngộ độc thực phẩm
Ảnh minh họa.

Tác nhân gây ngộ độc

Norovirus là tác nhân phổ biến nhất gây ngộ độc thực phẩm, thường gặp ở rau quả.

Vi khuẩn E. coli thường có trong thịt (bò, heo) còn sống hoặc nấu chưa chín, rau quả sống và nước uống từ bể bơi.

Vi khuẩn Salmonella thường sống trong ruột động vật. Chúng có thể nhiễm trong thực phẩm sống hoặc nấu chưa chín như thịt gia cầm và trứng.

Vi khuẩn Shigella lây lan qua phân người. Bệnh có thể bùng phát giữa những trẻ nhỏ ở nhà trẻ, từ người chế biến thức ăn mà không rửa tay khi đi vệ sinh hoặc qua nguồn nước uống ô nhiễm.

 

Vi khuẩn Campylobacter có trong thịt gia cầm, những loại thịt sống, sữa chua tiệt trùng.

Cách phòng chống ngộ độc trong mùa hè

Rửa tay sạch sẽ

Việc rửa tay thường xuyên sẽ giúp loại bỏ các vi khuẩn nguy hiểm gây ngộ độc. Hãy rửa tay kĩ bằng xà phòng và lau khô trước khi xử lý thực phẩm, sau khi xử lý thực phẩm ăn sống (bao gồm thịt, cá, trứng và rau), sau khi chạm vào thùng rác, đi vệ sinh hoặc chạm vào động vật.

Dọn dẹp nhà bếp

 

Để tránh cho các vi khuẩn lây lan trong căn bếp nhà bạn, hãy dọn dẹp sạch sẽ bàn bếp, bếp nấu và chậu rửa trước và sau khi chuẩn bị thức ăn, đặc biệt là sau khi chế biến các thực phẩm sống. Bạn không nhất thiết phải sử dụng thuốc xịt kháng khuẩn hoặc các loại nước tẩy trùng, chỉ cần xà phòng và nước nóng là đủ giữ cho mọi thứ sạch sẽ.

Rửa kĩ bát đũa

Thức ăn thừa lưu lại trên bát đũa dễ bị ôi thiu và sản sinh ra các vi khuẩn gây ngộ độc nếu bạn để quá lâu trong thời tiết nắng nóng. Vì vậy, hãy rửa bát sạch sẽ sau khi ăn và để chúng thật khô ráo trước khi sử dụng lại. Các loại khăn lau bát hoặc chạn bát cũng cần được vệ sinh thường xuyên, vì vải bẩn cùng với môi trường ẩm ướt là điều kiện hoàn hảo để vi khuẩn lây lan.

Sử dụng các dụng cụ riêng biệt

Một lời khuyên đặc biệt quan trọng khác là giữ thịt sống xa khỏi các thức ăn chín hoặc có thể sử dụng được ngay bằng cách sử dụng riêng thớt, bát đĩa hay dao thái. Salad, trái cây hay bánh mì sẽ không được nấu chín trước khi bạn ăn chúng, bởi vậy nên nếu có bất kì loại vi khuẩn nào xâm nhập từ thịt sống vào các loại thực phẩm này đều sẽ bị đưa vào dạ dày của bạn.

 

Nấu chín kĩ thức ăn

Hãy chắc chắn các loại thịt đỏ, gia cầm hoặc cá được nấu chín kĩ trước khi bạn sử dụng. Bởi thịt là nơi trú ngụ của nhiều mầm bệnh, đặc biệt là vi khuẩn E.coli. Nếu không được nấu chín kĩ, các mầm bệnh này sẽ không bị tiêu diệt mà vẫn có thể khiến bạn bị ngộ độc hay gặp các vấn đề về tiêu hóa.

Để nhiệt độ tủ lạnh ở 5 độ

Có thể bạn cho rằng thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh sẽ không thể bị hỏng. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ tủ lạnh không đủ thấp, các loại thực phẩm hoàn toàn có thể bị ôi thiu hay nhiễm khuẩn. Vào mùa hè, nhiệt độ tủ lạnh ở khoảng 5 độ mới đủ để đảm bảo thực phẩm không bị hư hỏng. Ngoài ra, bạn cũng không nên lưu trữ thực phẩm quá lâu trong tủ lạnh.

Tránh ăn uống ngoài đường

 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng nhất để vi khuẩn phát triển và lây lan, nhất là ở các quán ăn vốn đông đúc và không đảm bảo vệ sinh. Việc tránh ăn uống bên ngoài và tự chuẩn bị đồ ăn sẽ tốt hơn cho sức khỏe của bạn. Nếu phải ăn ngoài, hãy lưu ý chọn những hàng quán thật sạch sẽ và đảm bảo.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm