Đời sống

Con 4 tuổi nguy kịch rồi không qua khỏi sau khi uống sữa đậu nành 'nhà làm': Nguyên nhân do mẹ nấu sai cách

Sữa đậu nành là loại đồ uống bổ dương nhưng sử dụng không đúng cách có thể gây hại cho sức khỏe.

Lời khuyên giúp bạn giảm nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm / Nguy cơ ngộ độc thủy ngân vì ăn quá nhiều cá ngừ

Sữa đậu nành là loại đồ uống bổ dưỡng, giá thành rẻ lại dễ làm nên nhiều người tự nấu tại nhà để đảm bảo vệ sinh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng nếu không chế biến đúng cách, sữa đậu nành rất dễ gây ngộ độc. Trường hợp dưới đây là một ví dụ.

Theo tờ QQ, người phụ nữ họ Vương có một đứa con 4 tuổi. Biết được lợi ích của sữa đậu nành, người mẹ quyết định mua đậu nành về tự nấu sữa cho cả nhà uống.

Sáng hôm đó, sợ con muộn học nên chị không đun sôi lại sữa mà cho bé uống ngay. Không ngờ, khi bé vừa đến lớp chưa được bao lâu, người mẹ đã nhận tin báo con có triệu chứng buồn nôn, nôn mửa, khó thở nghiêm trọng.

Bé được đưa đi cấp cứu nhưng không qua khỏi. Khi chị Vương đến bệnh viện, đứa con đã không còn hơi thở. Chị Vương gục ngã, không thể ngờ buổi sáng đứa trẻ còn khỏe mạnh, giờ đã lìa xa cuộc sống.

Sau khi kiểm tra, các bác sĩ xác định nguyên nhân gây ra tình trạng của con chị Vương là do uống sữa đậu nành chưa được nấu chín đúng cách.

ngo-doc-sua-dau-nanh
Ảnh minh họa.

Sữa đậu nành có chứa độc tố saponin. Chất này khi được đun ở nhiệt độ cao sẽ bị phân giải, không còn ảnh hưởng đế sức khỏe. Nếu tiêu thụ quá nhiều saponin sẽ gây ra tình trạng tan máu, kích thích niêm mạc dạ dày, gây nên triệu chứng nôn mửa, đầy bụng, chóng mặt, khó thở... Nếu không được cứu chữa kịp thời sẽ gây ra nguy hiểm tính mạng.

Tuy nhiên, chất saponin có thể gây ra hiện tượng "sôi giả", nghĩa là sữa chưa đạt đến nhiệt độ sôi nhưng đã sủi bọt. Điều này làm nhiều người lầm tưởng sữa đậu nành đã sôi và chín.

Ngoài ra, khi đun sữa, mở nắp vung cũng giúp chất độc bay hơi tốt hơn.

Một số lưu ý khác khi uống sữa đậu nành

Uống quá nhiều sữa đậu nành một lúc

 

Sữa đậu nành tuy tốt nhưng không nên uống quá nhiều. Người lớn không nên uống quá 500ml ngày. Uống quá nhiều sữa đậu nành dễ gây ra tình trạng khó tiêu, đầy hơi tiêu chảy do các chất dinh dưỡng không được hấp thu hết.

Uống sữa đậu nành khi đói

Uống sữa đậu nành khi đói mà không ăn kèm bất cứ thực phẩm gì thìprotein trong đậu nành sẽ phân hủy,gây lãng phí dinh dưỡng.

Uống tùy tiện

Sữa đậu nành bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng nên uống. Loại đồ uống này có tính hàn nênnhững người sức khỏe kém, mệt mỏi, bệnh gút, đang bị lạnh bụng thì không nên uống vì dễ bị đầy bụng, chướng hơi, ợ hơi, ợ chua, dễ bị đi ngoài.

 

Những người có triệu chứng thận hư, di tinh, tiểu đêm nhiều… cũng không nên uống sữa đậu nành vì dễ làm cho các triệu chứng trên nặng thêm.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm