Con cái bị trêu chọc cha mẹ nên làm gì để bảo vệ con?
5 trường hợp cha mẹ tuyệt đối không được lớn tiếng dạy con nếu không muốn phản tác dụng / Dạy con sống trách nhiệm thông qua hình xăm
Hãy xoa dịu nỗi tổn thương của trẻ
Hãy gợi cho trẻ nhớ mình cũng có những điểm mạnh. Điều này sẽ giúp tiêu nhỏ những lời trêu ghẹo và làm trẻ quên đi những lời châm chọc về các khiếm khuyết của bản thân.
Tìm thứ gì đó mà con thực sự giỏi
Bạn có thể khuyến khích con thực hiện nhiều hoạt động mà chúng giỏi, điều đó sẽ khiến chúng cảm thấy tự tin hơn. Nói chuyện với con về những thành tích của con và cho con biết con đang làm tốt công việc như thế nào. Con sẽ cảm thấy hài lòng về bản thân, nâng cao lòng tự trọng.
Nói với con sẽ không sao khi yêu cầu giúp đỡ
Là một đứa trẻ, rất khó để tự mình đứng lên. Một số trẻ có thể làm được, nhưng một số trẻ nhút nhát và do dự hơn. Vì vậy, bạn nên dạy con mình rằng không có gì phải xấu hổ khi nhờ người lớn giúp đỡ như cô giáo, bố mẹ, anh chị em khi bị trêu chọc.
Lắng nghe con
Nói chuyện với con bạn về những gì đang diễn ra ở trường và làm cho chúng cảm thấy được lắng nghe và thấu hiểu. Chỉ cần biết rằng bạn ở đó để giúp đỡ và hỗ trợ có thể là một sự nhẹ nhõm lớn cho con.
Cố gắng không phản ứng bằng những cảm xúc mạnh mẽ vì con bạn có thể ngừng nói chuyện với bạn vì sợ rằng bạn sẽ khó chịu. Cuối cùng, đừng cố tìm lý do trong hành vi của con để giải thích tại sao con bị trêu chọc. Đó không phải là lỗi của con, nếu bạn đổ lỗi cho con, điều đó sẽ chỉ khiến con thêm lo lắng.
Hãy để con tự giải quyết vấn đề của mình
Đơn giản vì ra đời ai cũng có thể gặp phải các tình huống bị bắt nạt. Vì vậy, để tạo kỹ năng tốt thích nghi với hoàn cảnh, bố mẹ nên để con tự xử lý khủng hoảng ngay từ nhỏ. Điều quan trọng cần làm là ủng hộ con, sát cánh cùng con, lắng nghe con chia sẻ, tâm sự hàng ngày.
Nếu con tự giải quyết ổn thỏa vấn đề, cha mẹ cần có lời ca ngợi, động viên, khích lệ kịp thời để con thấy con chẳng hề kém cỏi, chẳng ai bắt nạt được con.
Đương đầu với kẻ bắt nạt
Khuyến khích trẻ trực tiếp hỏi kẻ bắt nạt tại sao anh ta lại đưa ra những lời nói hay hành động chọc ghẹo như thế. Thông thường, điều này sẽ làm cho kẻ bắt nạt nghĩ lại về lời nói cũng như hành động không hay của mình và sẽ chấm dứt trò này.
Giúp trẻ cảm nhận rằng mình luôn được bạn bè và gia đình ủng hộ
Hãy ghi nhớ rằng sự hỗ trợ từ gia đình sẽ giúp chữa lành những tổn thương tinh thần của trẻ.
Rèn luyện cho con sự tự tin vào bản thân
Càng tự tin, trẻ càng ít bị tổn thương trước những lời nói hay hành động trêu ghẹo của kẻ khác.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người xưa căn dặn: 'Người quá tốt bụng thì phước ít hơn', một khi bạn hiểu được những quy luật trời ban này, phúc lành sẽ tự đến trước cửa nhà bạn
Người xưa có câu: 'Nam không nên lấy Tứ Bạch, nữ không nên lấy Tam Hoa', câu này có ý nghĩa gì? Hiện tại còn áp dụng được không?
Người xưa có câu: 'Đám cưới không tặng ô, đám tang không đưa tiền phúng sau', là vì sao?
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn
Ảnh minh họa.