Con dâu, con rể có được hưởng tài sản thừa kế khi bố mẹ chồng hoặc bố mẹ vợ qua đời không?
Có người cho rằng mỡ lợn tốt cho sức khỏe, có người lại nói rằng mỡ lợn hại cơ thể! Còn đây là giải đáp của các chuyên gia dinh dưỡng / Ăn một quả chuối sau bữa ăn có thể giúp giảm cân không? Chuyên gia dinh dưỡng nhắc ăn chuối đừng mắc 3 sai lầm
Mỗi người đều có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản của mình cho người khác sau khi qua đời. Vào thời điểm mở thừa kế thì di sản người chết để lại được chia theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Thừa kế theo di chúc
Căn cứ Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Thừa kế di chúc là hình thức chuyển tài sản của người chết cho người còn sống theo ý nguyện của người để lại di sản. Vì vậy, người để lại di sản có thể chỉ định bất kỳ ai là người được hưởng di sản của mình trong trường hợp di chúc hợp pháp. Nếu như con dâu, con rể được bố mẹ phân chia cho di sản thì hoàn toàn được pháp luật tôn trọng và bảo vệ.
Ảnh minh hoạ
Thừa kế theo pháp luật
Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Có thể thấy con dâu và con rể không nằm trong diện được hưởng thừa kế của gia đình chồng, gia đình vợ. Vì vậy, họ sẽ không được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật khi bố mẹ chồng, bố mẹ vợ mất không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp. Trường hợp cha mẹ để lại di chúc cho con dâu, con rể thì họ được hưởng thừa kế theo di chúc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người