Con dâu ở cữ, mẹ chồng đặt "cơm bụi" chiêu đãi nguyên tuần
Mê mẩn ngắm vóc dáng nuột nà của hot girl Quảng Ninh / Tử vi tuổi Dần tháng 7/2024: Nhiều thăng trầm, tốn kém khá nhiều tiền bạc
Mẹ chồng tôi là một người sống theo chủ nghĩa cá nhân. Tức là bà chỉ thích quan tâm đến mỗi bản thân mình. Làm đẹp, ăn uống, mua sắm, hưởng thụ du lịch… tất cả mọi thứ bà đều thích làm một mình và không muốn chia sẻ với ai, kể cả người thân gia đình.
Bố chồng tôi đã quen với điều đó nên suốt bao năm chung sống ông kệ cho vợ muốn làm gì thì làm. Ông bà độc lập kinh tế, việc ai nấy làm, con cái trưởng thành thì kệ cho tự lo. Cả chồng tôi lẫn anh trai chồng đều không phàn nàn gì về chuyện bố mẹ vô tâm, họ bảo bố mẹ cho tiền ăn học nuôi lớn là được rồi.
Đến lúc về làm dâu tôi mới biết gia đình chồng có lối sống kỳ cục như vậy. Người thân trong định nghĩa của họ chính là “thân ai người nấy lo”. Cả ngày có mỗi bữa cơm tối quây quần đầy đủ thì cũng không ấm cúng cho lắm. Vợ chồng anh trai cứ cắm đầu vào điện thoại. Bố mẹ chồng thì người bê bát ra xem tivi, người thì vừa ăn vừa gọi điện video “chém gió”. Có mỗi vợ chồng tôi ngồi ngay ngắn gắp thức ăn và trò chuyện với nhau.
Tôi không ưa sự ích kỷ của các thành viên trong gia đình chồng nhưng vì sống chung nên tôi buộc phải thích nghi. Chồng tôi cũng bảo vợ chịu khó thêm vài năm nữa, 2 đứa tích cóp tiền rồi dọn ra ở riêng. Giá nhà ở Hà Nội giờ quá đắt rồi, lương chúng tôi chẳng đủ để mua nổi mảnh đất nên có lẽ sẽ đi thuê. Cơ mà thuê cũng chẳng sao hết, miễn có không gian riêng tư là được.
Chúng tôi dự định cày cuốc thêm 2 năm nữa mới sinh con, nhưng đùng cái bị vỡ kế hoạch. Nhà chồng khi hay tin tôi mang bầu thì không ai chúc mừng, cũng không ai hỏi han. Có mỗi bên nhà ngoại mở tiệc và tặng quà, tôi tự nhủ, sinh xong dọn ra ngoài ở.
Vật vã hơn 9 tháng đến ngày đi đẻ thì em bé trong bụng chẳng có dấu hiệu muốn ra. Kết cục tôi phải lên bàn mổ, cạn ối nên bác sĩ phải lấy con tôi ra gấp. Suốt hành trình đi đẻ cực nhọc có mỗi chồng với bố mẹ ruột cạnh bên. Còn nhà chồng tôi tuyệt nhiên không ai tới, mẹ chồng chỉ nhắn tin hỏi:“Nó đẻ chưa?”.
Sinh xong tôi định về bên ngoại ở cữ nhưng mẹ chồng bỗng dưng tốt bụng đột xuất. Bà nói cháu nội cũng là máu mủ ruột thịt nên bà muốn tự tay chăm sóc. Tôi ngao ngán khi nghĩ tới sự vô tâm của bà, đoán rằng mọi chuyện sẽ không vui vẻ như từ trước đến giờ vẫn vậy. Và y rằng sóng gió tràn đến ngay từ tuần đầu tiên.
Vì đẻ mổ nên tôi đau thấu trời. Mấy hôm đầu khi về nhà tôi gần như rất ít khi di chuyển. Muốn đi đâu cũng phải nhờ chồng dìu, ngồi dậy cũng đau phát khóc.
Chồng nghỉ phép được 3 hôm xong lại phải đi làm để kiếm tiền mua sữa cho con. Vợ của anh trai chồng rảnh rỗi nhưng không ngó ngàng gì, tôi cũng chẳng mong được chị ấy giúp đỡ nên cố gắng tự làm hết mọi thứ. Trộm vía con tôi ngoan, nó chỉ bú mẹ rồi ngủ, không quấy đêm nên tôi được nghỉ ngơi khá nhiều.
Vì giành chăm con dâu ở cữ nên mẹ chồng tôi phải chịu trách nhiệm cơm nước. Miệng bà nói với bên thông gia là bà lo từ A đến Z, nhưng sự thật thì bà chỉ xuất hiện trong phòng tôi mỗi giờ ăn trưa với ăn tối. Còn lại thì cháu khóc cháu ị, cháu cần thay bỉm hay cần giặt đồ là không thấy bà nội đâu.
Điều đáng sợ nhất chính là mẹ chồng cho tôi ăn toàn cơm bụi! Bà trả sẵn tiền 1 tuần cho quán cơm bình dân ngoài chợ, bảo họ đến giờ là mang 1 suất đến. Hôm nào mẹ chồng ở nhà nhận đồ thì bà sẽ đổ ra bát đĩa hẳn hoi, còn nếu bà đi vắng thì bố chồng sẽ xách nguyên cả cái hộp xốp lên cho con dâu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
'Lỗ tròn nhỏ' ở cuối chiếc bấm móng tay ẩn chứa một chức năng, thật tiếc nếu không sử dụng
Tử vi tuổi Hợi tháng 11/2024: Khai phá tiềm năng và đối mặt thách thức
Tử vi tuổi Tuất tháng 11/2024: Thử thách chồng chất, cần bản lĩnh vững vàng
Người xưa căn dặn: 'Người quá tốt bụng thì phước ít hơn', một khi bạn hiểu được những quy luật trời ban này, phúc lành sẽ tự đến trước cửa nhà bạn
Người xưa có câu: 'Nam không nên lấy Tứ Bạch, nữ không nên lấy Tam Hoa', câu này có ý nghĩa gì? Hiện tại còn áp dụng được không?
Người xưa có câu: 'Đám cưới không tặng ô, đám tang không đưa tiền phúng sau', là vì sao?