Con gái chụp ảnh bố mẹ nằm đất cùng đứa cháu sơ sinh và câu chuyện xúc động ở phía sau
Chú rể tình tứ chụp ảnh cùng người yêu cũ, cô dâu ôm hoa uất hận đứng nhìn đằng sau / Nhận về ảnh cưới mà không dám mở ra xem, nhưng điều này mới khiến cô dâu uất nghẹn
Câu chuyện xúc động mùa dịch Covid-19
Gần đây, 1 tài khoản Facebook M.X đã đăng tải mộtcâu chuyện xúc động lên mạng xã hội:
"Trong hình là bố mẹ mình, nằm giữa là con gái nhỏ của mình, con được hơn 3 tháng rồi. Mình sinh xong về nhà ở cữ là đúng mùa dịch bùng phát luôn, chồng thì đi công tác suốt xong bị mắc kẹt ở xứ người không về được, mẹ con ôm nhau nằm riết trong nhà từ bấy đến nay chả được đi đâu.
Cũng may cái là chỗ nhà mình chưa có ca dương tính nào, lại được về nhà bố mẹ đẻ nên cũng khá thoải mái. Bây giờ niềm vui của bố mẹ mình là hàng ngày nằm chơi nói chuyện với bé Heo nhỏ này đây, sáng trưa chiều tối liên tục vậy mà chả bao giờ thấy chán luôn (bật mí xíu là 2 ông bà vừa cãi nhau om sòm 10 phút trước xong).
Nhìn cảnh này hàng ngày nhưng vẫn thấy vui mọi người ạ, lại thấy thương ba cháu nhiều vì từ ngày sinh nó ra tới giờ chỉ toàn nói chuyện với con qua màn hình điện thoại thôi. Mong sao dịch bệnh mau hết để ai cũng được đoàn tụ khoẻ mạnh với gia đình nhé!".
Em bé gắn kết cả gia đình:
Câu chuyện trên là của chị Lan Hương, sinh sống và làm việc ở TP Hồ Chí Minh. Chị Hương sinh em bé vào đầu năm 2020, hiện đang ở cữ với nhà ngoại tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Về ở cữ đúng dịp dịch bệnh Covid-19 bùng phát, nên chị đã ở nhà ngoại từ đó tới giờ.
Bố mẹ chị Lan Hương và con nhỏ
Từ hồi yêu, cưới cho đến khi chị có bầu, sinh nở chẳng mấy khi anh bên cạnh vì công việc quá bận rộn. Sinh con chưa được bao lâu, chồng chị lại đi công tác ở nước ngoài. Vì vướng dịch bệnh Covid-19, nên thời điểm này anh không thể bay về nước. Chị tâm sự, sau khi sinh con xong cũng có mệt mỏi, suy nghĩ tiêu cực, trầm cảm, nhưng giờ đã ổn hơn nhiều rồi. Mỗi ngày chồng chị vẫn gọi điện về 2-3 lần để gặp và nói chuyện với hai mẹ con.
Tuy sống với bố mẹ ruột, nhưng quan điểm chăm con của chị với các cụ khác nhau một chút. Chị Hương luôn cố gắng luyện cho con sinh hoạt theo giờ giấc. Dù thời gian đầu, bé hay trộm vía khóc inh ỏi banh nhà. Ông bà xót cháu nên thường hay la chị. Thời gian đầu chị stress thường thường cãi lại, có lần ông giận quá xách xe chạy ra đường cả buổi chiều, đến tối với về nhà. Mẹ thì giận chị không thèm nói chuyện.
Nhưng chỉ được đúng một buổi, hôm sau, mọi người lại xích lại với nhau. Chỉ cần thấy cháu vui vẻ là lại nói chuyện với nhau vui vẻ, bình thường. Dịch bệnh mang đến nhiều bất tiện cho cuộc sống, nhưng là cơ hội để người với người gắn kết khăng khít. Và đây cũng là thời điểm hiếm hoi bố mẹ được gần con cãi, vì vậy hãy quan tâm và yêu thương con trẻ nhiều hơn một chút.
Những việc ý nghĩa bố mẹ nên làm cho con giữa mùa dịch Covid-19:
Ảnh minh họa
1. Không cho trẻ sử dụng các thiết bị công nghệ: Sẽ khiến trẻ stress, tăng cảm giác hồi hộp, thậm chí lệ thuộc, mụ mị đầu óc, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển trí tuệ của trẻ.
2. Trò chuyện và chơi với trẻ nhiều hơn: Bố mẹ nên dành nhiều thời gian để trò chuyện với con cái, kể cho con nghe những câu chuyện ý nghĩa của cuộc sống. Đồng thời, có thể cùng chơi đồ hàng, xếp hình, cắt dán hoặc tập luyện thể thao với trẻ.
3. Cùng trẻ làm việc nhà: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình. Bố mẹ hãy cho trẻ cơ hội được cùng mình phụ giúp việc nhà. Với trẻ nhỏ có thể xếp bát đũa, lau dọn. Trẻ lớn hơn có thể phụ mẹ làm bếp, làm vườn,...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chồng nhất quyết không đồng ý biếu Tết ông bà ngoại 5 triệu, tôi quăng luôn tập tiền, tuyên bố với chồng luôn 1 điều “xanh rờn”
Tử vi ngày 9/1/2025 của 12 con giáp: Tuổi Dậu đắc tài, tuổi Sửu cần cẩn trọng
Đằng sau việc nhà hàng phục vụ lạc rang trước bữa ăn: Lý do thật sự chắc chắn sẽ khiến bạn phải trầm trồ
Bí quyết để cây trầu bà mọc lá xanh mướt: Cho cây uống 2 loại “nước” rẻ tiền mà nhà nào cũng có sẵn
Tại sao tục ngữ nói: “Bảy mươi tuổi không nên đi viếng mộ”? Lời dạy của cổ nhân chứa đựng giá trị tâm linh sâu sắc
Tục ngữ có câu: “Bước vào tháng mười hai âm lịch, đừng hỏi ai năm điều này', điều cấm kỵ dân gian có chính đáng không?