Củ riềng có công dụng tuyệt vời cho sức khỏe
Lợi ích tuyệt vời của tảo bẹ có thể bạn chưa biết / Lợi ích của một tuần ăn rau, tránh thịt
Củ riềng là gì?
Củ riềng là thực phẩm tốt cho sức khỏe. Nguồn ảnh: Internet
Củ riềng có tên khoa học là Alpinia docinarum, thuộc họ Gừng (Zingiberaceae) và được gọi bằng nhiều tên khác nhau như riềng gió, riềng thuốc, cao lương khương, phong phương hay kìm sung.
Củ riềng có nguồn gốc từ các khu vực phía Nam châu Á và nó thường được sử dụng trong y học cổ truyền của người Trung Quốc và người Ấn Độ trong suốt nhiều thế kỷ.
Củ riềng thuộc cây thân thảo, sống nhiều năm và có chiều cao phát triển đến 2m. Lá hình mũi mác, nhọn ở phần đầu và có màu xanh. Hoa riềng thường mọc trên đỉnh cây, tạo hình trông như chiếc dùi và có màu trắng xanh, nở vào tháng 5 - 8. Quả dạng hạch, hình tròn, khi chín có màu nâu và thường xuất hiện vào tháng 9 - 11. Rễ mọc bò ngang và phát triển, phình to thành củ riềng.
Khi còn non, củ riềng có màu đỏ nâu và chuyển sang màu vàng nhạt lúc già. Thân củ riềng có thể chia thành nhiều đốt với kích thước không đều nhau, có vảy bao phủ ở phía ngoài và hương thơm nhẹ. Phần ruột củ riềng có màu trắng hoặc màu vàng nhạt, rất đặc và chứa nhiều sợi xơ.
Củ riềng là một loại gia vị giống như gừng và nghệ, sử dụng cho nhiều món ăn ở Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia và Malaysia. Ngoài ra, củ riềng có thể dùng để ăn tươi hoặc nấu chín.
Lợi ích của củ riềng với sức khỏe
Tăng cường hệ tiêu hóa
Củ riềng rất giàu chất xơ và chất phytochemical giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, củ riềng còn có khả năng giảm chứng chán ăn, buồn nôn và đau bụng. Ngoài ra, nhờ đặc tính kháng khuẩn nên củ riềng rất có lợi để trị đầy hơi và tiêu chảy.
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Củ riềng giúp cải thiện sức khỏe tim mạch bằng cách giảm các cơn co thắt tim và điều hòa lưu lượng máu. Thêm vào đó, củ riềng còn hỗ trợ điều trị chứng đột quỵ và các bệnh liên quan đến tim.
Kiểm soát bệnh hen suyễn
Củ riềng có khả năng điều trị các vấn đề liên quan đến hệ hô hấp. Đồng thời, củ riềng còn giúp long đờm, làm giãn các tiểu phế quản, kiểm soát bệnh hen suyễn và hội chứng suy hô hấp cấp tính.
Khả năng chống viêm và oxy hóa
Trong củ riềng có một hoạt chất có tên HMP, đây là một dạng hợp chất tự nhiên có tác dụng chống viêm vô cùng mạnh, thường được bào chế thành thuốc giảm đau. Ngoài ra rễ riềng còn giàu polyphenol và nhiều nhóm hợp chất chống oxy hóa và gốc tự do mạnh, giúp bảo vệ tế bào của bạn không bị các gốc tự do xấu tấn công.
Ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Trong y học, tác dụng của củ riềng đã được sử dụng như là một biện pháp để phòng ngừa bệnh tim và giảm thiểu bất kỳ rủi ro liên quan đến hệ thống tim mạch. Bởi củ riềng có chứa chất chống oxy hóa mạnh và chống viêm. Từ đó sẽ giúp cải thiện sức khỏe của tim mạch, giảm các cơn co thắt tim bằng cách tăng cung cấp máu cho tất cả các cơ quan quan trọng của cơ thể. Củ riềng được sử dụng như một phương thuốc chữa đột quỵ và các bệnh liên quan khác.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 23/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý tài lộc dồi dào, tuổi Thân đối diện thử thách lớn
Bán sạch của vàng cưới để lo viện phí cho bố chồng nhưng bố chỉ di chúc cho 35 triệu. Ngày ra ngân hàng, nghe đọc số tiền thực nhận mà tôi run rẩy
Chăm sóc mẹ chồng suốt 13 năm nhưng không có tên trong di chúc: Sau khi bà mất 5 ngày, tôi được yêu cầu đến ngân hàng
Tuần mới (23-29/12): 4 con giáp rước lộc thần tài, kết thúc năm 2024 đầy rạng rỡ
Nam du học sinh từ chối ở nhà trọ, sẵn sàng bay quãng đường 9000km về nhà với chi phí 38 triệu/tuần
Mua ổi nên chọn quả sần sùi hay trơn nhẵn? Thêm một điểm này đảm bảo ổi ngon ngọt, không bị chát