Đại bàng đầu trắng đã từng trở thành con mồi của những thợ săn tiền thưởng tại Mỹ
Cáo đỏ 'đơn thương độc mã chiến đôi đại bàng: Ai thắng? / CLIP: Đại bàng hói 'quen mùi' thảm sát tổ chim ưng biển
Trên thực tế, đại bàng đầu trắng (đại bàng đầu hói) là loài chim đầu tiên trên thế giới được coi là loài chim biểu tượng của một quốc gia - nó được coi là loài quốc cấm của Hoa Kỳ. Loài chim này được Quốc hội Hoa Kỳ chính thức chỉ định là quốc yến vào năm 1782. Đây là quốc gia đầu tiên trên thế giới xác định loài chim quốc gia và theo sau đó là nhiều quốc gia khác cũng lần lượt công bố loài chim biểu tượng của quốc gia mình.
Đại bàng đầu trắng ưa thích sống gần những vùng nước rộng lớn như hồ và đại dương và trong những khu vực có nguồn cung cấp thực phẩm tốt để ăn và cây cối để làm tổ. Chúng được tìm thấy phần lớn ở Bắc Mỹ bao gồm Canada, miền bắc Mexico, Alaska và Hoa Kỳ.
Đại bàng đầuhói là một loài chim săn mồi ở Bắc Mỹ, là một trong những chúa tể thống trị bầu trời Bắc Mỹ. Nó dài khoảng 71 đến 96 cm, sải cánh từ 1,68 mét đến 2,44 mét và nặng từ 3 đến 6,3 kg.
Những ai thích đại bàng hói chắc chắn sẽ bị ấn tượng bởi vẻ ngoài tuyệt vời của nó với mắt, mỏ, bàn chân màu vàng; bộ lông màu nâu sẫm và cái đầu trắng hếu. Loài chim này có vẻ ngoài oai vệ và uy nghiêm.
Không giống như các loài đại bàng khác ăn xác thối, đại bàng hói có khả năng săn mồi rất mạnh, chúng bay trên không, chạy trên mặt đất và có thể bơi dưới nước. Mọi thứ trong tâm mắt của nó đều có thể trở thành con mồi của loài chim này. Các ghi chép cho thấy, một con đại bàng hói đầu đã cố gắng ngoạm gáy một con gấu nâu Bắc Mỹ to lớn, có thể là do bộ lông của đối thủ quá dày nên không thể "ra tay" nên chúng đã phải chịu thua. Ngay cả những bá chủ dưới mặt đất ở Bắc Mỹ cũng bị chúng xem là con mồi, điều này cho thấy chúng là loài chim cực kì "to gan" và được xem là sự đại diện cho tinh thần dũng cảm.
Chính vì vậy, việc đại bàng đầu trắng có thể trở thành quốc yến của nước Mỹ dường như là điều không khó để suy đoán. Tuy nhiên mọi chuyện không hề suôn sẻ như vậy, bởi Benjamin Franklin, một trong những thành viên trong nhóm lập quốc của Hoa Kỳ, lại cho rằng nó đơn giản là không phù hợp để đại diện cho hình ảnh của Hoa Kỳ.
Franklin tin rằng việc chọn gà tây là loài quốc cầm là thích hợp hơn cả vì chúng khỏe mạnh và mạnh mẽ, không bao giờ đầu hàng mà không chiến đấu, và là đại diện cho tinh thần Mỹ thực sự. Đối với đại bàng hói, Franklin từng nói trong một bức thư rằng nó có rất nhiều tính xấu như không trung thực và hèn nhát, thậm chí một loài thích tấn công những loài chim nhỏ khác một cách táo bạo.
Nhưng phải nói rằng, mặc dù đại bàng hói dũng cảm và giỏi chiến đấu, nhưng sự ích kỷ và độc ác của loài chim này là không thể phủ nhận. Trong một tổ chim non, những con khỏe nhất sẽ cố gắng hết sức để giành lấy thức ăn, điều này có thể khiến anh chị em của nó chết vì suy dinh dưỡng; khi thức ăn khan hiếm, con chim lớn hơn thậm chí sẽ giết và ăn thịt trực tiếp những con chim non khác trong tổ.
Không chỉ vậy, đại bàng đầu hói còn công khai gây thù với con người. Chúng cướp những sản phẩm đánh bắt của ngư dân trên biển, và trên đất giết những con cừu con của người chăn gia súc, thậm chí cả cừu trưởng thành. Năm 1983, tờ Wilson Gazette đã ghi lại một trường hợp trong đó một con đại bàng hói giết chết một con cừu đang mang thai nặng 60 kg. Điều khó tin nhất là có những báo cáo cho rằng loài đại bàng này còn săn cả những đứa trẻ.
Dù có thế nào thì trong quá khứ, những người dân tại Mỹ đã từng nảy sinh sự thù ghét với loài chim này, và thậm chí một số chính quyền địa phương còn treo thưởng cho việc săn bắn đại bàng đầu trắng. Cùng với việc sử dụng rộng rãi thuốc trừ sâu DDT trong thế kỷ trước, vỏ trứng của các loài chim đã trở nên mỏng đi và dễ vỡ hơn, cũng như việc giảm môi trường sống, va chạm với đường dây điện và các lý do khác, số lượng đại bàng đầuhói đã giảm mạnh.
Trong những năm 1950, chỉ còn lại 412 cá thể trong số 48 tiểu bang của lục địa Hoa Kỳ, trong đó Alaska đã giết khoảng 70.000 con đại bàng đầuhói trong 12 năm đầu thế kỷ 20.
Sau khi ghép đôi thành công, cặp đôi đại bàng đầu hói sẽ chọn một cây cao và cứng cáp, chúng sẽ dựng khung bên dưới và bên ngoài bằng cành cây, sau đó rải cỏ dại dày và lông động vật khác vào đẻ làm tổ. Khi có thời gian rảnh, chúng sẽ chẳng làm gì ngoài việc nhìn ngắm chiếc tổ của mình. Hành vi làm tổ này được kéo dài đến hết cuộc đời của chúng (khoảng 20 - 30 năm), chúng sẽ liên tục sửa chữa và kết quả là tổ của chúng ngày càng to và nặng hơn - trở thành tổ chim lớn nhất hành tinh, với đường kính trung bình khoảng 2,5 mét đến 4 mét.
Đặc biệt có những chiếc tổ nặng tới 1 tấn, nó chắc chắn là một dinh thự cực kỳ sang trọng giữa các loài chim. Tổ đại bàng đầu hói lớn nhất được tìm thấy cho đến nay nằm gần thành phố St. Pittsburgh, Florida, rộng 2,9m, sâu 6,1m và nặng hơn 2,7 tấn, và hiển nhiên nó đã được đưa vào sách kỷ lục Guinness thế giới.
Tất nhiên, không phải tất cả các tổ đại bàng đầu trắng đều là những ngôi nhà có tuổi đời hàng thế kỷ và có độ bền cao. Do chọn địa điểm không phù hợp, nhiều tổ thường bị bão tàn phá trong vòng chưa đầy 5 năm, hoặc bị đổ gãy do cành cây đè lên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 26/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ thăng hoa sự nghiệp, tuổi Dậu cần kiên nhẫn vượt khó
Từ ngày 26/12: 3 con giáp rực rỡ vận may, Thần Tài đồng hành, phú quý đầy nhà
5 ngày cuối năm 2024: 4 con giáp đón vận may lớn, tài lộc tràn về như nước
Con tròn 1 tuổi anh rể mở tiệc linh đình, tàn tiệc anh nói 1 câu bố tôi ốm liệt giường
Tiệc thôi nôi cháu trai, anh rể nói một câu khiến bố tôi ngã bệnh ốm liệt giường
Cuối tháng 11 âm lịch: 3 con giáp nổi bật với vận may và thách thức