Danh sách đỏ thực phẩm chống viêm và danh sách đen nên tránh: Ăn đúng để không mắc bệnh
Nỗi ám ảnh rụng tóc và 5 thói quen cần từ bỏ / Chế độ ăn giúp bạn giảm cân, giảm mỡ bụng và bảo vệ tim mạch
Viêm nhiễm là một trong những triệu chứng bệnh "tàn phá" cơ thể
Khi cổ họng và miệng của bạn bị viêm, thường thì chúng ta sẽ có phản ứng đầu tiên là "uống một số loại thuốc chống viêm" nào đó để giải quyết vấn đề.
Trên thực tế, có một số thực phẩm có thể làm giảm chứng viêm mãn tính trong cơ thể, vì vậy bạn không cần phải biến mình thành một "lọ thuốc".
Triệu chứng viêm xảy ra trong cơ thể khá phổ biến, nó sẽ khiến cho các chức năng hoạt động kém hiệu quả, lâu dần cản trở các cơ quan cơ thể, phá hủy và gây ra nhiều rắc rối. Do đó, việc chống viêm và nhận biết chúng là điều cực kfy quan trọng trong quá trình chăm sóc sức khỏe.
Một số thực phẩm là đồng phạm của viêm, hoặc tốt hơn là tránh xa chúng. Tờ báo "Life Times" (TQ) đã mời các chuyên gia dinh dưỡng có chuyên môn cao chia sẻ về danh sách thực phẩm chống viêm tuyệt vời nhất cho mọi người. Hãy lưu lại để áp dụng trong các bữa ăn hàng ngày bạn nhé.
Bài viết này của chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe Đàm Quế Quân, giám đốc khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Trung tâm số 1 Thiên Tân (TQ) về danh sách thực phẩm hữu ích này.
Danh sách "đỏ" thực phẩm có tác dụng chống viêm tốt nhất
1. Các loại cá
Axit béo omega 3 có thể ức chế viêm, cá hồi, cá mòi, cá tuyết,… rất giàu các chất như vậy. Những người bị viêm mãn tính hãy nên thường xuyên bổ sung các loại cá này vào thực đơn hàng ngày.
2. Các loại hạt thô
Thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt và ngũ cốc thô chưa tinh chế có tốc độ tiêu hóa chậm, ngăn chặn lượng đường trong máu tăng đột ngột và giúp kiểm soát viêm.
Ngũ cốc nguyên hạt bao gồm kê và gạo nâu. Một số loại đậu chất lượng cao, chẳng hạn như đậu đỏ, đậu xanh, đậu Hà Lan... rất giàu vitamin B, magiê, kali và chất xơ hòa tan, chỉ số đường huyết thấp, có lợi cho việc chống viêm.
3. Các loại trái cây và rau quả
Tất cả các loại rau lá xanh đều giàu magiê, giúp giảm viêm. Táo, cam quýt, nho và các loại rau lá xanh đậm rất giàu polyphenol, cà rốt, bí ngô và các thực phẩm màu vàng cam khác rất giàu carotenoids. Cả hai chất này đều có lợi cho việc giảm viêm.
Nên tiêu thụ 300 đến 500 gram rau và 200 đến 350 gram trái cây mỗi ngày.
4. Trà
Trà trắng, trà xanh, trà ô long và các loại trà khác đều là thứ đồ uống hàng ngày rất giàu catechin, có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm.
5. Một số gia vị
Gừng, tỏi, ớt, quế và các thành phần khác chứa rất nhiều chất chống viêm tự nhiên, chẳng hạn như curcumin, có thể thêm vào các món ăn đúng cách khi nấu ăn sẽ có tác dụng chống viêm tuyệt vời.
Danh sách "đen" những thực phẩm gây viêm
1. Kẹo, đồ ngọt
Chuyên gia dinh dưỡng Victoria Drake thuộc Đại học bang Oregon (Mỹ) chỉ ra rằng thực phẩm chứa một lượng lớn bột tinh chế sẽ tạo ra các yếu tố gây viêm, có liên quan đến tốc độ đường trong máu. Lượng đường trong máu cao sẽ thúc đẩy sự phát triển của viêm, vì vậy hãy hạn chế ăn đồ uống ngọt, bánh mì ngọt, bánh ngọt,… để loại bỏ bớt các nguy cơ gây viêm trong cơ thể.
Bạn cần nhắc nhở mọi người rằng sữa chua là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, nhưng nhiều loại sữa chua có hàm lượng đường cao. Tốt nhất nên xem nhãn dinh dưỡng trước khi mua, hoặc chọn loại sữa ít đường, tốt hơn nữa là chọn loại không đường.
2. Thực phẩm giàu chất béo
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thực phẩm có chứa axit béo trans có thể thúc đẩy sự xuất hiện và phát triển viêm trong cơ thể, và nhiều loại thực phẩm giàu chất béo như bánh quy và trà sữa có chứa các axit béo không lành mạnh nêu trên.
Nhiều loại thực phẩm chế biến được dán nhãn là có chứa axit béo trans hoặc dầu hydro hóa. Những người bị viêm mãn tính như viêm khớp và viêm mũi phải kiểm soát lượng thực phẩm này.
3. Thực phẩm chiên rán
Các nhà nghiên cứu tại Trường Y khoa Icahn, Mount Sinai ở New York (Mỹ) phát hiện ra rằng khi lượng thực phẩm chiên rán giảm, các dấu hiệu viêm của cơ thể cũng giảm. Bởi vì rất nhiều thực phẩm chiên rán sử dụng dầu đã được chiên nhiều lần, có chứa nhiều axit béo bão hòa.
Nên ăn ít thực phẩm chiên, và cố gắng chọn dầu ô liu nguyên chất và dầu hạt cải hữu cơ làm dầu ăn.
4. Thực phẩm thịt chế biến sẵn
Các sản phẩm thịt đã trải qua quá trình xử lý hoàn thiện, chẳng hạn như salami, xúc xích, giăm bông và thịt xông khói, rất giàu axit béo bão hòa, có thể làm tăng nặng các triệu chứng viêm. Nên sử dụng thịt tươi thay vì các sản phẩm thịt chế biến.
5. Uống quá nhiều rượu
Rượu sử dụng bôi ngoài da tại chỗ có thể loại bỏ virus và vi khuẩn và làm giảm khả năng nhiễm trùng, nhưng uống quá nhiều có thể gây ra hoặc làm nặng thêm tình trạng viêm.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chất resveratrol chống oxy hóa trong rượu vang đỏ có thể chống viêm, không nên vượt quá 1 hoặc 2 ly mỗi ngày.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Từ mùng 1 Tết, 3 con giáp này sẽ chính thức đổi vận, tài lộc dồi dào và tình duyên gặp nhiều may mắn
Không gian Tết xưa ở làng cổ Đường Lâm hút giới trẻ
4 “hiện tượng lạ” xuất hiện gần cuối năm, rất khác so với những năm trước
Top 4 con giáp may mắn ngày mùng 1 Tết Ất Tỵ 2025: Được thần tài gõ cửa, vạn sự như ý
Nghề ‘hốt bạc’, kiếm bội tiền ngày 29 Tết, nghe xong ai cũng kêu ‘dễ ợt’
Những món ăn nhất định phải thưởng thức trong ngày đầu năm mới để mang lại nhiều may mắn