Đánh tan cơn đau viêm khớp chỉ bằng vỏ quýt
Cách làm bánh mì nướng muối ớt giòn rụm thơm ngon tại nhà / Chưa đến 10 phút xong ngay bữa sáng vừa ngon vừa chất lượng
Viêm xương khớp là một bệnh về khớp, thường thì ảnh hưởng tới các sụn. Trong đó vùng sụn đóng vai trò là bôi trơn bao bạo lấy các đầu xương của khớp. Nếu như trong quá trình vận động mà vì một nguyên nhân nào đó như chấn thương hoặc làm việc quá sức và nhiều khi còn do chính quá trình thoái hóa tự nhiên làm bào mòn đi các khớp sụn đó, làm sụn vỡ và mòn đi. Gây nên hiện tượng đau nhức sưng tấy gây ra viêm xương khớp. Đối với người bị viêm khớp thường có triệu chứng đó là đau khớp và hoạt động vận động trở nên kém đi. Và cần có biện điều trị thích hợp trước khi bệnh có thể gây ra biến chứng như vôi hóa cột sống, giảm khả năng hoạt động, và nặng hơn có thể gây ra liệt.
Các triệu chứng của bệnh viêm khớp
Đau khớp: Các cơn đau xuất hiện sau khi luyện tập, càng dần về sau, các cơn đau ngày càng nhiều hơn, thậm chí ngay cả khi nghỉ ngơi. Khó ngủ được về đêm khi các cơn đau có tần xuất lớn.
Cứng khớp: Khi bị viêm khớp, lúc thức dậy vào sáng sớm thường rất khó chịu. Các khớp sẽ cứng dần và có tiếng kêu rắc rắc cho đến khi vận động, cũng có thể bị cứng khớp khi đang ngồi.
Các cơ bắp yếu dần đi: Các cơ quanh khớp sẽ ngày càng trở nên yếu hơn, đặc biệt là các cơ quanh đầu gối.
Sưng tấy: Viêm khớp có thể gây ra sưng tấy quanh các khớp, làm người bệnh có cảm giác đau khi chạm vào và đau nhức, đặc biệt vào ban đêm.
Khó hoặc mất vận động: càng về sau các khớp bị tổn thương sẽ bị mất vận động, sưng, đỏ, và viêm nóng thường xuyên.
Biến dạng khớp: sẽ xảy ra khi mà một bên khớp bị mài mòn và xập xuống.
Tiếng kêu từ các khớp: Bình thường có thể nghe thấy tiếng kêu rắc rắc khi bẻ các khớp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bệnh sẽ không có cảm giác đau nhưng không có nghĩa là khớp hoàn toàn bình thường.
Theo quan niệm của Y học Cổ truyền, viêm khớp có thể chia làm 2 thể. Ở thể Nhiệt, khớp sưng đỏ, nóng; sốt hoặc hâm hấp về chiều; người nóng nảy bứt rứt, miệng khô, khát, đi tiểu lượng ít, táo bón; lưỡi đỏ, không rêu, hoặc rêu trắng vàng dày khô; lòng bàn tay chân nóng.
Trong khi đó, viêm khớp thể Hàn, khớp sưng, nhưng không nóng, da tại khớp sưng tái nhợt; sợ lạnh, ớn lạnh về chiều; các khớp đau nhức nhiều hơn khi lạnh, chườm nóng thì cơn đau dịu đi. Người bệnh bứt rứt, nhưng gai lạnh, không khát, tiểu trong nhiều, đi cầu phân sệt lỏng; lưỡi to bè, rêu nhớt ướt; lòng tay chân mát, hoặc tay ấm nhưng lòng bàn chân lạnh.
Để giảm đau do viêm khớp, người ta sử dụng các dược liệu có tinh dầu, nhằm chống co thắt, chống co cứng khớp: quế chi, thiên niên kiện, lá lốt, rễ gối hạc, phụ tử, tế tân. Các dược liệu có chứa các chất như flavon lại có tác dụng chống viêm. Các dược liệu này có thể là: kim ngân hoa, hoa hòe, vỏ quýt, thổ phục linh. Để bồi dưỡng cho khớp, người ta có thể dùng: hà thủ ô, đỗ trọng.
Bên cạnh việc sử dụng các dược liệu, người bệnh còn phải kết hợp với các liệu pháp khác như châm cứu các huyệt lân cận khớp bị sưng, có chế độ tập luyện ngay khi giảm bớt viêm khớp, tăng cường bổ sung các vitamin nhóm B và C.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
3 điều kiêng kị trên bàn thờ ngày Tết rất dễ phạm phải, gia đình nào cũng cần lưu ý
3 con giáp khổ trước sướng sau, càng già càng giàu có, lộc lá rải khắp nhà
Ba con giáp sinh ra đã là người cao thượng, cuộc sống viên mãn, sự nghiệp thăng hoa, tài lộc rủng rỉnh
Loại rau được ví như 'thần dược' ở Việt Nam: Giá 1 kg bằng một bát phở, lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết