Nguyên nhân gây đau bụng phía bên tráicó thể do các vấn đề vềhệ tiêu hóa, các bệnh liên quan đến hệ bài tiết, cơ quan sinh sảnhoặc thậm chí là những vấn đề về cơ. Nếu tình trạng này kéo dài, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra cẩn thận.
Nếu bạn đang bị đau bụng bên trái, rất có thể đây là một số nguyên nhân:
Đau bụng trái do tiêu hoá
Có nhiều vấn đề khác nhau trong hệ tiêu hoá có khả năng gây đau bụng bên trái. Nếu bạn uống rượu quá mức hoặc có sỏi thận, nguy cơ cao sẽ hình thành và phát triển tuyến tuỵ bị viêm, gọi là viêm tuỵ gây ra cơn đau bụng phía bên trái.
Trường hợp khác có thể là viêm túi thừa dẫn đến cơn đau bụng. Ngoài ra, một sốbệnh về hệ tiêu hóakhác có thể gây nên những cơn đau bụngnhư:
- Chứng táo bón nặng;
- Bệnh viêm đường ruột: bao gồm Crohn (bệnh viêm đường ruột mạn tính) và viêm loét đại tràng;
- Viêm ruột già;
Đau bụng trái do tiết niệu và sinh sản
Phụ nữ có thể bị đau bất cứ chỗ nào dọc theo đường tiết niệu, từ thận trái đến niệu quản bên trái. Nguyên nhân phổ biến gây đau đường tiết niệu bao gồmnhiễm trùng thận hoặc nhiễm trùng bàng quan nhẹ.
Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có thể trải qua cơn đau mittelschmerz ở bụng tráivào giữa chu kỳ kinh nguyệt, vào khoảng thời gian họ rụng trứng.
Nhiều rối loạn sinh sản cũng có thể gây đau đớn, chẳng hạn như bệnh viêm vùng chậu, mang thai ngoài tử cung, lạc nội mạc tử cung, buồng trứng xoắn và u nang buồng trứng.
Đau bụng trái do một số nguyên nhân khác
Một số trường hợp khác cũng có thể gây đau bụng bêntrái. Ví dụ, herpes có thể ảnh hưởng đến da và các dây thần kinh bên dưới của nhiều vùng khác nhau trên cơ thể, bao gồm cả vùng bụng.
Một đĩa đệm bị trượt ở phía sau có thể nén các dây thần kinh dẫn đến bụng, gây đau ởbất kỳ phần nào ở bên trái bụng.
Khi nào cần đến gặp bác sĩ
Một số dấu hiệu thêm ngoài đau bụng bên trái sẽ cảnh báo cho cơ thể bạn biết lúc cần đến gặp bác sĩ. Ví dụ như sốt cao hoặc ớn lạnh, run rẩy có thể cho thấy bạn bị nhiễm trung nghiêm trọng.
Nếu bạn nôn mửa nặng hoặc tiêu chảy, bạn cũng có thể sẽ bị mất nước rất nhanh. Hãy lập tức tìm cấp cứu y tế nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng hoặc nếu bạn nhận thấy dấu hiệu chảy máu trong, chẳng hạn như phân có máu hoặc nôn ra máu.