Đau dạ dày lâu năm cứ lấy nắm lá tía tô làm theo cách này, cơn đau của bạn sẽ nhanh chóng tan biến
Khi bị đau dạ dày, những mẹo dân gian dưới đây sẽ giúp cơn đau của bạn nhanh chóng tan biến.
3 loại cá nên hạn chế ăn để tốt cho sức khỏe / Mãng cầu xiêm: 8 lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe
Lá tía tô
Tía tô có khả năng chữa trị đau dạ dày, chống viêm, làm liền các vết loét và hạn chế gia tăng dịch vị axit trong dạ dày nhờ chứa 1 lượng lớn tanin và glucosid. Lá tía tô có công dụng:
Theo Đông y, lá tía tô có tính ấm, vị cay nhẹ, có tác dụng chống viêm, giảm đau, cải thiện tình trạng đầy bụng, khó tiêu, giảm đau dạ dày.Theo Y học hiện đại, lá tía tô có chất glycosid, tanin, axit alpha-linolenic,… có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, giảm đau, làm giảm vết loét dạ dày, kiềm chế dịch acid gây loét dạ dày,…
Cách chữa đau dạ dày dân gian bằng lá tía tô thì người bệnh có thể ăn trực tiếp lá tía tô như rau sống hoặc chế biến thành món ăn như cháo, nước ép,…
Cụ thể:
Cháo lá tía tô
Cháo tía tô giúp giảm áp lực cho dạ dày, giảm đau, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt, tránh đầy bụng, khó tiêu.
Nguyên liệu:
100g lá tía tô
50g thịt lợn băm
50g gạo tẻ
Hành tươi, rau mùi
Cách thực hiện:
Rửa sạch lá tía tô, hành mùi, thái nhỏ.
Cho gạo tẻ vào nồi nước đun sôi sau đó cho thịt lợn băm nhuyễn vào nấu chín nhừ, nêm nếm gia vị vừa ăn.
Lấy cháo ra bát, cho tía tô, hành, rau mùi lên trên và thưởng thức.
Nước là tí tô
Uống nước tía tô đều đặn trong 7 ngày sẽ thấy triệu chứng đau dạ dày và trào ngược dạ dày cải thiện đáng kể.
Nguyên liệu:
10 – 15g tía tô
1 củ gừng tươi
Cách thực hiện:
Rửa sạch lá tía tô bằng nước muối pha loãng.
Cạo vỏ, rửa sạch gừng, thái lát mỏng.
Đun sôi 500ml nước, thả lá tía tô và gừng vào, tiếp tục đun khoảng 5 phút.
Lọc phần nước và uống 2 lần/ngày khi còn ấm.
Ăn tía tô trực tiếp
Tinh dầu trong lá tía tô chưa qua chế biến có khả năng giảm đau, giảm viêm loét dạ dày.
Nguyên liệu: 10 – 15g lá tía tô.
Cách thực hiện:
Rửa sạch lá tía tô, để ráo nước.
Ăn trực tiếp kèm với món ăn hàng ngày.
Sử dụng lá tía tô chữa đau dạ dày lưu ý:
Hàm lượng sử dụng: 10 – 15g/lần. Ăn quá nhiều lá tía tô 1 lần có thể gây tác dụng phụ như nóng trong người, toát nhiều mồ hôi,…
Đối tượng sử dụng: Người bệnh đau dạ dày nên tham khảo ý kiến bác sĩ, đặc biệt là trường hợp phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.
Hiệu quả còn tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh, người bệnh không nên lạm dụng.
Chữa đau dạ dày bằng quả sung
Quả sung có vị chát, có tính bình, có thể điều trị được bệnh về dạ dày nhờ các chất như tatin, prebiotic,.. giúp hỗ trợ đường ruột hoạt động trơn tru hơn.
Những người bị đau dạ dày bị sụt cân, khi bổ sung quả sung có thể giúp nhuận tràng, giảm táo bón, cảm giác ăn ngon miệng hơn và kích thích hệ tiêu hóa.
Cách thực hiện:
10 - 20 quả sung tươi bạn rửa sạch, bổ đôi, ngâm trong nước muối loãng 30 phút, sau đó vớt ra để ráo nước.
Sao khô quả sung trên chảo nóng, sau đó tán thành bột mịn, cho vào lọ thủy tinh, đậy nắp kín để dùng dần.
Mỗi lần dùng, bạn pha 1 - 2 thìa cà phê cùng nước ấm, khuấy đều và uống 2 - 3 lần/ngày, uống sau ăn 30 phút.
Chữa đau dạ dày bằng lá mơ
Lá mơ không hề xa lạ gì đối với mọi người, nó được dùng như một loại rau thơm, là gia vị đi kèm của nhiều món ăn quen thuộc như trứng gà, thịt heo luộc, cá rô phi rán...Thế nhưng không phải ai cũng biết rằng, lá mơ cũng chính là một vị thuốc trong Đông Y đặc biệt có lợi với những người bệnh bị đau dạ dày.
Tuy rằng lá mơ đã được sử dụng như một vị thuốc từ rất lâu trước đây nhưng hiện nay, giới y học cũng đã có những nghiên cứu và cho biết rằng lá mơ không những chứa chất chống oxy hóa, chất xơ mà còn có cả các loại khoáng chất và vitamin. Sự kết hợp của những chất trên có tác dụng cải thiện các triệu chứng của bệnh đau dạ dày như đầy hơi, đau bụng, viêm loét dạ dày,…
Cách làm:
Lá mơ chọn những lá ở gần ngọn, có một mặt màu tím (khoảng 20-30gr cho mỗi lần uống) sau đó rửa sạch và ngâm vào nước muối.
Sau khi ngâm nước muối thì vớt ra, có thể dùng máy để xay hoặc dùng cối để giã nát, lọc lấy nước cốt.
Tiếp đến hấp cách thủy cho nóng lên.
Trước bữa sáng và bữa tối khoảng 30 phút, có thể uống trực tiếp một ly nước cốt lá mơ đã qua chế biến để giảm cơn đau dạ dày.
Chữa đau dạ dày bằng tinh bột nghệ
Tinh bột nghệ chứa curcumin giúp kháng viêm, làm lành viết thương hay vết loát dạ dày, giúp đường ruột hoạt động ổn định hơn
Thành phần curcumin có nghiên cứu giúp chống lại 65 chủng lâm sàng, không có tác dụng phụ dù đã sử dụng lâu dài.
Cách thực hiện:
Bạn cho 10g tinh bột nghệ với khoảng 200 - 250ml nước ấm vào ly rồi khuấy đều hỗn hợp được hòa tan là có thể dùng ngay.
Uống đều đặn từ 2 - 3 lần/ngày, để mang lại hiệu quả tốt nhất bạn nên uống trước và sau bữa ăn khoảng 15 phút.
Chữa đau dạ dày bằng nha đam
Từ trước tới nay nha đam vốn có công dụng "thần thánh" trong làm đẹp da, nhưng chúng ta cũng phải kể đến những tác dụng của nó liên quan đến việc điều trị bệnh đau dạ dày.
Chắc hẳn có nhiều người không biết rằng trong nha đam chứa nhiều chất chống oxy hoá có tác dụng chống viêm; chất xơ giúp cải thiện chức năng của hệ tiêu hoá theo một bài báo đăng tải năm 2008 trên tạp chí chuyên về da liễu của Ấn Độ.
Một nghiên cứu khác vào năm 2004 trên tờ Alimentary Pharmacology and Therapeutics cũng đã chứng minh tác dụng của lô hội đối với việc điều trị chứng viêm ruột cũng như làm dịu bệnh viêm kết tràng, hỗ trợ điều trị đau dạ dày.
Cách làm:
Gọt bỏ phần vỏ xanh bên ngoài của nha đam.
Dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn phần thịt trắng của nha đam.
Sau đó bạn hãy uống một ly trước khi ăn tầm 20 phút.
Ngoài nha đam nguyên chất, bạn có thể chế biến nha đam kết hợp với một số nguyên liệu khác như, mật ong, nước cốt chanh hay đường phèn để có thể dễ dùng hơn.
Chữa đau dạ dày bằng chuối
Chuối có nhiều mangan cần thiết cho xương và cung cấp nhiều chất xơ, giúp no lâu và tốt cho đường tiêu hóa.
Theo Đông y, chuối cũng là chính nguyên liệu vô cùng hiệu quả để chữa đau dạ dày đơn giản, hiệu quả và an toàn tại nhà.
Cách thực hiện:
Đối với chứng bệnh này bạn nên sấy khô lúc chuối còn xanh rồi tán thành bột. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 6g hòa chung với nước.
Ưu và nhược điểm chữa đau dạ dày bằng dân gian
Bất kỳ một phương pháp chữa bệnh nào cũng có ưu điểm và nhược điểm riêng. Dưới đây là những điểm mạnh và hạn chế của cách chữa đau dạ dày dân gian.
Ưu điểm
Cách chữa đau dạ dày tại nhà bằng dân gian thường sử dụng nguyên liệu thiên nhiên như các loại lá, cây thảo dược, thực phẩm có ngay trong nhà bếp như gừng, nghệ, đậu rồng,… có những ưu điểm sau:
An toàn, lành tính: các loại thảo dược từ thiên nhiên an toàn, lành tính, ít gây ra tác dụng phụ với hầu hết mọi đối tượng.
Nguyên liệu giá rẻ: nguyên liệu như gừng, nghệ, rau tía tô, nha đam…giá rẻ, tiết kiệm chi phí.
Nguyên liệu dễ tìm: bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày sử dụng những dược liệu dễ tìm thấy trong cuộc sống hàng ngày, thậm chí có ngay trong căn bếp nhà bạn như gừng, nghệ, rau tía tô,…
Nhược điểm
Mặc dù cách chữa đau dạ dày dân gian được nhiều người sử dụng và có hiệu quả không ngờ nhưng chúng vẫn có những hạn chế như:
Tác dụng chậm: Các nguyên liệu tự nhiên có dược tính nhẹ, tác dụng chậm nên người bệnh cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài.
Chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng: Đây là các bài thuốc kinh nghiệm dân gian truyền lại, chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm đau, không chữa được dứt điểm. Vì thế người bệnh cần áp dụng với phương pháp điều trị khác theo chỉ định của bác sĩ.
Mất nhiều thời gian để thực hiện: Các bài thuốc dân gian mất nhiều thời gian để pha chế hoặc sắc thuốc, vì thế không tiện lợi khi sử dụng.
Phù hợp với đối tượng bị bệnh ở mức độ nhẹ, mới khởi phát: Các nguyên liệu tự nhiên có dược tính nhẹ vì thế chỉ thích hợp với giai đoạn đầu khi bệnh còn nhẹ và không thay thế được thuốc chữa bệnh.
Như vậy, dân gian chỉ là phương pháp hỗ trợ giảm triệu chứng, không điều trị dứt điểm. Do đó bệnh nhân đau dạ dày nên tới thăm khám bác sĩ khi thấy các triệu chứng đau dạ dày để được hướng dẫn điều trị theo phác đồ và thuốc phù hợp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết
Cột tin quảng cáo
Ảnh minh họa.